Header ads

Header ads
» » » Phần 1. Cấu hình Hệ thống đào tạo trực tuyến thế hệ mới

1. Tổng quan:
Đào tạo từ xa (E-learning) với khả năng cung cấp bài giảng đa phương tiện và hỗ trợ việc dạy và học cho mọi người, ở mọi nơi và mọi lúc , đây là một phương pháp hữu hiệu để hỗ trợ bổ sung hoặc thậm trí thay thế một số bộ môn trong hình thức đào tạo truyền thống.
Mô hình E-learning phổ biến nhất hiện nay là phát triển các hệ thống đào tạo trực tuyến dựa trên nền web (Web-Based Training  “WBT”) cho phép quản lý một số lượng lớn người dùng thuộc 6 nhóm chính:
  1. Quản trị hệ thống mạng và dịch vụ (đảm bảo về kỹ thuật, cấu hình dịch vụ cho hoạt động ổn định của hệ thống).
  2. Quản trị hệ thống nội dung, chương trình đào tạo (Nhóm người quản lý các chức năng đào tạo, theo dõi qui mô, tiến trình, báo cáo và đánh giá chất lượng đào tạo để có thể ra các quyết sách hợp lý).
  3. Giảng viên (nhóm đối tượng khai thác chức năng của cả đào tạo “LMS” và quản lý nội dung giáo trình dạy “LCMS” để xây dựng bài giảng và quản lý việc sử dụng bài giảng).
  4. Trợ giảng, người theo dõi quản lý lớp/ khóa học.
  5. Học viên (nhóm đối tượng sử dụng đông đảo và đa dạng nhất của hệ thống. đối với một hệ WBT cho cộng đồng, học viên có thể là mọi đối tượng trong xã hội. Học viên chủ yếu khai thác trực tiếp các chức năng của phân hệ đào tạo “LMS”).
  6. Phụ huynh / người quản lý trực tiếp nhóm của học viên.
và cung cấp các hình thức tương tác giữa 6 nhóm phong phú như:
  1. Lưu sổ điểm, học bạ,điểm danh, chứng chỉ, theo dõi tình hình học tập, tiến trình ôn tập của từng cá nhân học viên.
  2. Hệ thống tương tác qua email, sms, trao đổi qua văn bản / hình ảnh / âm thanh, streaming media.
  3. Cung cấp các nguồn thư viện điện tử, media, video/audio, giáo trình tham khảo điện tử , trình chiếu powerpoint slides, adobe flash, silverlight …
  4. Hệ thống ôn tập thi chứng chỉ các chuyên ngành học dạng ngân hàng đề thi trắc nghiệm, thi mô hình simulators / hotspot, điều khiển Labs thực hành trên máy tính và mạng ảo, chấm điểm tự động.
  5. Khả năng remote hỗ trợ từ xa các máy desktop của giảng viên, học viên chuyên các bộ môn: ITIL, Helpdesk, chăm sóc khách hàng CRM …
  6. Khả năng học nhóm, họp phòng, hội thảo, triển lãm CNTT từ xa bằng tích hợp các hệ thống điện toán đám mây như: Google App, Office 365 hoặc Lync Conferencing 2010/2013, VMware Virtualization…
  7. Hệ thống thực hành trực tuyến điều khiển từ xa giúp học viên, giảng viên và quản trị hệ thống mạng xây dựng được các bài thực hành : Virtualization Data center, SharePoint, BizTalk, Virtualization System, Hybrid Cloud, Private Cloud…
  8. Tích hợp với các mạng xã hội như: facebook, linkedin, youtube, flickr, google, Microsoft Azure, Moodlenews… giúp việc ad/pr, marketing tin tức hoạt động, chương trình đào tạo của hệ thống hiệu quả cao hơn.
Chính vì vậy đã có nhiều hệ thống WBT được phát triển và số người tham gia vào các hệ thống này ngày càng tăng.

2. Cấu trúc cơ bản của WBT:
Một hệ thống WBT hoàn chỉnh thường bao gồm hai thành phần chính:
  1. Phân hệ quản lý đào tạo (Learning Management System – LMS).
  2. Phân hệ quản lý nội dung đào tạo (Learning Content Management System-LCMS).
image
  • LMS là một hệ thống quản lý các quá trình học tập, bao gồm việc đăng ký khoá học của học viên, phân phối các nội dung học cho học viên, các hoạt động kiểm tra đánh giá, và các hoạt động tương tác trong cộng đồng người sử dụng. Một số LMS còn hỗ trợ nhà quản lý và giảng viên thực hiện giám sát tiến trình học và chất lượng học, hỗ trợ các hình thức tương tác trực tuyến và bài giảng đồng bộ.
  • LCMS là hệ thống hỗ trợ việc xây dựng nội dung học tập bao gồm việc tạo, cập nhật, tìm kiếm và sử dụng lại các module bài giảng. Bài giảng có thể được thể hiện dưới nhiều mức khác nhau từ văn bản cho đến bài giảng đa phương tiện chứa video và bài giảng dạng mô phỏng hỗ trợ tương tác. Hầu hết các hệ LCMS đều tiến tới hỗ trợ việc biểu diễn bài giảng theo các chuẩn thống nhất (ví dụ: SCORM hay XML) để dễ dàng chia sẻ và sử dụng lại.
image

3. Công nghệ đáp ứng nền tảng:
  1. Web Server: Apache / IIS 7.5 trở lên.
  2. Hệ quản trị CSDL: MySQL 5.x / MS SQL Server 2008 R2 trở lên.
  3. Directory: AD, LDAP / OpenLDAP.
  4. Ngôn ngữ lập trình: PHP 5.x / ASPX 2 trở lên, XML/XSL/ Notes.js
  5. Trình duyệt web: Internet Explorer 6 trở lên; Chrome; Firefox, Opera, Safari, WAP 1.x; Nescape 5.x trở lên

4. mô hình các thành phần của hệ thống đào tạo trực tuyến:
image
5. Cấu trúc các chức năng hệ thống:
image
6. Cấu trúc của một môn học trực tuyến:
image

7. Yêu cầu kỹ năng tương tác của giảng viên:
image
8. Triển khai mô hình LMS vs LCMS trong đào tạo trực tuyến:
MOOC
Lưu ý: Trong mô hình trên chúng ta sẽ vướng phải yêu cầu về đăng nhập 1 lần (SSO) sử dụng giao thức LDAP:// 389 hoặc LDAPS để trao đổi thông tin, đăng nhập xác thực 1 lần giữa WBT, web service với email, ftp, portal và LMS – LCMS của các sản phẩm công nghệ quản lý đào tạo sẵn có như: Moodle, Blackboard, SharePoint Learning gateway …
(xin xem phần 2. Triển khai cấu hình đăng nhập 1 lần giữa Moodle và AD server).
9. Triển khai mô hình hệ thống Cân bằng tải:
image
Hết phần 1.

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn