Header ads

Header ads
» » Hệ thống AACUS giúp trực thăng vận hành tự động đã thử nghiệm xong, bắt đầu giao cho Hải quân Mỹ

ONR) đã khởi động một chương trình kéo dài 5 năm, trị giá 98 triệu USD để phát triển một hệ thống bay tự động có thể được trang bị cho trực thăng thế hệ cũ. Một trong số đó là hệ thống tiện ích vận tải trên không tự động (Autonomous Aerial Cargo Utility System - AACUS) của Aurora Flight Sciences. Hãng này năm ngoái từng thử nghiệm thành công AACUS trên các mẫu trực thăng như Boeing H-6U, Bell 206 và mới đây là mẫu trực thăng "huyền thoại" UH-1H. AACUS cho phép UH-1H bay tự động cũng như thực hiện nhiều tính năng vận hành trong nhiều chuyến bay tiếp tế ở nhiều điều kiện khác nhau.


Chương trình AACUS được lấy ý tưởng từ những khó khăn mà Thủy quân lục chiến Mỹ gặp phải khi tác chiến tại Afghanistan và Iraq. Tại đây những chuyến bay tiếp tế bằng trực thăng thường bị cản trở bởi hỏa lực địch và những thiết bị nổ tự chế (IED). Để khiến những nhiệm vụ tiếp tế trở nên an toàn hơn, giảm thiểu tối đa rủi ro cho binh lính Mỹ cũng như đồng minh, Aurora Flight Sciences được giao nhiệm vụ phát triển một hệ thống có thể khiến những chiếc trực thăng hiện có tự bay mà không cần phi công.

Đang tải AACUS (7).jpg…
AACUS bao gồm một bộ cảm biến gồm camera và lidar cùng một hệ thống bay tự động có thể gắn trên trực thăng. Không giống như các hệ thống khác đòi hỏi phi công có kinh nghiệm điều khiển từ xa và cần phải giữ chiếc trực thăng trong tầm mắt thì AACUS lại sở hữu một "bộ não" thật sự với phần mềm cho phép nó tự động phát hiện và tránh chướng ngại vật cũng như tự đánh giá điểm hạ cánh trước khi hạ cánh và có thể tự chọn một điểm hạ cánh khác. Thêm vào đó AACUS cũng không phụ thuộc vào hệ thống định vị GPS.

Stephen Chisarik - quản lý chương trình AACUS cho biết: "Tầm nhìn của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ về tương lai của loại hình không vận, tiếp tế bằng phương tiện cất cánh thẳng đứng là những chiếc máy bay với phi công chỉ là tùy chọn. Hệ thống của Aurora cho phép mọi chiếc máy bay rotor phát hiện và phản ứng trước những nguy hiểm trên đường bay đồng thời tự đưa ra những điều chỉnh phù hợp nhằm bảo toàn chiếc máy bay."

Đang tải AACUS (1).jpg…
Trong khi những thử nghiệm trước đó chỉ tập trung trình diễn các năng lực bay tự động của hệ thống AACUS thì loạt thử nghiệm gần đây đặt hệ thống này vào các nhiệm vụ vận tải và hậu cần. Trong các chuyến bay thử nghiệm, chiếc trực thăng UH-1H được vận hành mà không cần đến phi công, chỉ có một nhân viên thuộc Hải quân Mỹ tương tác với máy bay thông qua một ứng dụng trên máy tính bảng và người này chỉ trải qua 15 phút huấn luyện cách sử dụng. Ngoài ra để đáp ứng các điều kiện của FAA về Chứng chỉ phương tiện có thể bay được đặc biệt (Special Airworthiness Certificate) thì một phi công thật cũng được yêu cầu ngồi trên cabin. Những thử nghiệm bao gồm nạp tải cho trực thăng với hàng hóa tiếp tế sau đó sử dụng ứng dụng để yêu cầu trực thăng tự cất cánh và bay.

Theo Aurora, những thử nghiệm tại căn cứ hải quân Quantico, Virginia đã hoàn tất giai đoạn cuối cùng trong chương trình phát triển nguyên mẫu hệ thống AACUS kéo dài 5 năm này và AACUS giờ đây sẽ có thể được trao cho Lực lượng thủy quân lục chiến Hoa Kỳ để đánh giá và trang bị trên trực thăng.


Theo tiến sĩ Walter Jones - giám đốc điều hành ONR: "Với AACUS thì một chiếc máy báy trực thăng không người lái sẽ lấy hàng hóa tiếp tế từ căn cứ, tự chọn ra đường bay tối ưu và điểm hạ cánh tốt nhất, gần với binh lính nhất, sau đó tự hạ cánh và trở lại căn cứ một khi hoạt động tiếp tế hoàn tất, tất cả chỉ xảy ra bằng một cú chạm trên máy tính bảng."

Theo: New Atlas
 

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn