Header ads

Header ads
» » [SA2018] Gặp gỡ "Chim cắt" F-16 - một trong những tiêm kích phổ biến nhất thế giới

Nếu đã có JAS 39 Gripen thì không thể thiếu đối thủ trực tiếp F-16 Fighting Falcon trong phân khúc chiến đấu cơ hạng nhẹ. Dòng máy bay này đã quá nổi tiếng, chinh chiến tại rất nhiều chiến trường và cũng là một trong những dòng máy bay được xem là hiệu quả về mặt chi phí lẫn năng lực chiến đấu với giá thành sản xuất chưa đến 20 triệu đô/chiếc nhưng khả năng tấn công đa dạng và hiện đang thuộc biên chế quân đội của hơn 25 quốc gia. F-16 cũng là dòng máy bay chiến đấu được sản xuất nhiều nhất còn hoạt động trên thế giới với hơn 4500 chiếc xuất xưởng.

Trong những năm gần đây đã có nhiều phân tích từ nước ngoài cho rằng Việt Nam cũng có thể chọn F-16 thay cho MiG-21 bên cạnh những cái tên đang được đề cử như Eurofighter Typhoon, Dassault Rafael, Saab Gripen hay SU-35. Biết đâu trong tương lai gần, chúng ta sẽ thấy những con chim cắt của Mỹ chao liệng trên bầu trời nước ta?


F-16 Fighting Falcon là một sản phẩm bước ra từ chương trình phát triển chiến đấu cơ hạng nhẹ (LWF) sau chiến tranh Việt Nam với tôn chỉ là một loại máy bay chiến đấu nhỏ, nhẹ, có thể thao diễn linh hoạt và đạt được tỉ lệ lực đẩy-trọng lượng lớn. Vào cuối những năm 60 của thế kỷ trước thì Bộ quốc phòng Mỹ rót vốn cho General Dynamics và Northrop để nghiên cứu thiết kế một chiếc máy bay theo yêu cầu phải có trọng lượng dưới 10 tấn, khả năng leo cao nhanh, tầm hoạt động lớn và không chiến tốt ở tốc độ từ Mach 0.6 đến 1.6 ở độ cao từ 9100 đến 12000 m.

Đang tải YF-16_and_YF-17.jpg…
Năm 1972 General Dynamics đề xuất thiết kế Model 401 trong khi Northrop đề xuất mẫu P-600, cả 2 đều có nguyên mẫu được đặt tên lần lượt là YF-16 và YF-17 (hình trên). YF-16 bay thử nghiệm vào cuối năm 1973 trong khi YF-17 cất cánh lần đầu vào tháng 6 năm 1974. Chương trình LWF sau chuyển thành cuộc thi Air Combat Fighter (ACF) và đến năm 1975 thì mẫu YF-16 được chọn vì nhiều lý do chính như chi phí vận hành thấp, tầm hoạt động lớn hơn, khả năng thao diễn tốt hơn đáng kể so với YF-17 đặt biệt ở các mức tốc độ siêu thanh. Thêm vào đó YF-16 có lợi thế hơn nhờ sử dụng động cơ Pratt & Whitney F100, cùng loại với F-15 Eagle (F-15 dùng 2, F-16 dùng 1) nhờ đó giảm chi phí động cơ cho cả 2 chương trình F-X và LWF.
Những chiếc F-16 đầu tiên được sản xuất vào năm 1975 tại nhà máy của General Dynamics ở Texas và đưa vào biên chế không lực Hoa Kỳ vào năm 1978. Các biến thể F-16 được sản xuất ở Texas trong hơn 4 thập niên trước khi bán dây chuyền sản xuất cho Lockheed vào năm 1993 và tiếp tục được sản xuất đến nay.

Đang tải Tinhte.vn_F-16-1.jpg…
F-16 trải qua hơn 40 năm có nhiều biến thể và được cải tiến liên tục. Bắt đầu với các biến thể F-16A (một chỗ ngồi) và F-16B (2 chỗ ngồi), sau đó năm 1984 có thêm biến thể C và D rồi E và F và các biến thể được làm riêng như F-16IN Super Viper cho Không lực Ấn Độ, F-16IQ cho Không lực Iraq, F-16N phiên bản kỷ niệm được vận hành bởi Hải quân Mỹ, F-16V ra mắt lần đầu tại Singapore Airshow 2012 với chữ V viết tắt của Viper và biến thể thử nghiệm không người lái QF-16. Các biến thể của F-16 cũng trải qua nhiều đợt nâng cấp chia thành các Block. Như phiên bản của Không lực Singapore là F-16D Block 52+.

Đang tải Tinhte.vn_F-16-6.jpg…
F-16 có chiều dài khoảng 15 m, sải cánh rộng 9,4 m và thiết kế cánh crop-delta tức phần bờ tiến vuốt về sau 1 góc 40 độ trong khi bờ thoái thẳng. F-16 các biến thể A, C, E có 1 chỗ ngồi, riêng biến thể F-16D của Singapore và các biến thể B, F có 2 chỗ ngồi với nắp cockpit thiết kế bong bóng đặc trưng của F-16 nhằm cho tầm quan sát tốt hơn, khe lấy khí được đặt dưới và lùi về sau cockpit cũng là một điểm nhận dạng của F-16. Tất cả những đặc điểm thiết kế này đều nhằm mang lại khả năng thao diễn trên không linh hoạt cho F-16.

Đang tải Tinhte.vn_F-16-7.jpg…
F-16 được thiết kế để giảm thiểu chi phí sản xuất và dễ bảo trì hơn so với các thế hệ máy bay chiến đấu trước thành ra khung máy bay được làm bằng 80% hợp kim nhôm hàng không, 8% thép, 3% vật liệu tổng hợp và 1,5% titanium.

Đang tải Tinhte.vn_F-16-3.jpg…
F-16 có tổng cộng 11 mấu cứng để gắn vũ khí hay cảm biến, 2 đầu cánh có thể gắn các loại tên lửa không đối không, 6 mấu cứng dưới cánh (mỗi bên 3) và 3 mấu cứng dưới thân (2 mấu được dùng để gắn hệ thống cảm biến). Hệ thống vũ khí mà F-16 mang theo rất đa dạng với các loại tên lửa không đối không như AIM-7 Sparrow, AIM-9 Sidewinder, AIM-120 AMRAAM, IRIS-T, Python 4/5; các loại tên lửa không đối đất như AGM-65 Maverick, AGM-88 HARM, AGM-158 JASSM hay khôn đối hạm như AGM-84 Harpoon và AGM-119 Penguin. Riêng bomb cũng đủ chủng loại với các lọa bomb dẫn đường bằng laser dòng Paveway, bomb JADAM, bomb bay JSOW hay bomb hạt nhân cỡ nhỏ như B61, B83.

Đang tải Tinhte.vn_F-16-14.jpg…
Phiên bản F-16D Block 50/52+ được phát triển chiến lược cho các loại bomb dẫn đường JDAM và máy bay được bổ sung radar khẩu độ tổng hợp (SAR) nhằm hỗ trợ dẫn đường cho các loại bomb Mk 83/84 và BLU-109 gắn kit JDAM. Ngoài ra F-16D Block 50/52+ còn được trang bị hệ thống radar AN/APG-68 của Northrop Grumman với những cải tiến về khả năng dò tìm và theo dõi đất đối không, không đối đất.

Đang tải Tinhte.vn_F-16-11.jpg…
F-16 như biến thể D Block 52+ của Singapore dùng động cơ F100-PW-229 cho lực đẩy 17800 lb và lên đến gần 30000 lb khi kích hoạt Afterburner. Động cho phép F-16D đạt tốc độ Mach 2.0, tầm hoạt động hiệu quả 3704 km và trần bay 15240 m.

Những sự thật thú vị về F-16:

1. F-16 được thiết kế bất ổn định, theo một khái niệm gọi là "ổn định tĩnh thư giãn" (RSS) nhằm cải thiện khả năng thao diễn của máy bay. Hầu hết máy bay đều được thiết kế ổn định tĩnh chủ động nhằm giúp nó trở lại vị trí thẳng và lấy độ cao nếu phi công nhả cần kiểm soát, F-16 ngược lại cho phép phi công "quẩy" theo ý thích :D.

Đang tải Vulcan M61.jpg…
2. F-16 thực ra được tích hợp một khẩu M61 Vulcan 6 nòng giống Gatling và dùng đạn 20 mm. Nó nằm ẩn trong một hốc hình mang cá tại thân trái của của máy bay.

Đang tải Tinhte.vn_F-16-12.jpg…
3. F-16 có tên chính thức là Fighting Falcon nhưng phi công thường gọi là Viper vì phần đầu của nó na ná loài rắn độc này.

Đang tải Tinhte.vn_F-16-13.jpg…
4. Phần nắp cockpit của F-16 có thiết kế giống bong bóng nhằm mang lại góc nhìn 40 độ khi nhìn xuống từ 2 bên và 15 độ nhìn xuống từ mũi. Phần nắp này có thiết kế không viền và làm bằng vật liệu polycarbonate.

5. Cần điều khiển của F-16 được đặt bên tay phải của phi công thay vì nằm giữa như nhiều chiến đấu cơ khác, giúp phi công kiểm soát máy bay tốt hơn ở các trạng thái bay có gia tốc cao.

Đang tải Tinhte.vn_F-16-5.jpg…
6. F-16 khá thấp nên 80% thành phần có thể được tiếp cận và bảo trì từ bên dưới mà không cần dùng đến ghế hay thang.

7. Mỹ không còn đặt mua F-16 nữa nhưng nó vẫn được sản xuất theo đặt hàng của quân đội các nước khác.

8. Tính đến nay có hơn 4500 chiếc F-16 xuất xưởng và thuộc biên chế của rất nhiều quốc gia từ Âu tới Á. Tại Đông Nam Á thì F-16 đang phục vụ cho không lực các nước như Singapore, Indonesia và Thái Lan.

Đang tải Tinhte.vn_F-16-2.jpg…
9. F-16 vẫn sẽ phục vụ trong cho không lực Hoa Kỳ đến năm 2025 và dự kiến sẽ được thay thế bằng F-35A.

10. F-16 có chi phí sản xuất rẻ, khoảng 15 đến 19 triệu đô mỗi chiếc trong khi F-35 trên dưới 100 triệu đô.
 

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn