Header ads

Header ads
» » [Sức khỏe] Gãy xương, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và...quiz hỏi anh em

Nhân sự kiện Mod xém thân thiện @sonlazio nghịch ngu bị gãy chân trong quá trình tác nghiệp, hắn có đặt hàng 1 bài về các kiểu gãy chân và các loại nạng phù hợp nên mình cũng mạn phép tổng hợp 1 bài về các dạng gãy xương, cách xử lý và các loại dụng cụ hỗ trợ hiện tại. Mời các bạn xem qua và cùng chia sẻ bạn đã/đang bị gãy cái gì không nhé.

Gãy xương là gì?

Gãy xương là tình trạng xương bị gãy có thể là do một lực tác động mạnh hay một tổn thương không đáng kể kết hợp với các bệnh lý làm yếu cấu trúc xương như bệnh loãng xương, ung thư xương, bệnh tạo xương bất hoàn và cùng một số bệnh lý khác.

Nguyên nhân gây bệnh gãy xương

  • Gãy xương do chấn thương: té ngã, tai nạn xe cộ… có thể dẫn đến gãy xương.
  • Gãy xương do bệnh lý: một số bênh lý gây phá huỷ xương và làm gãy xương như loãng xương, lao xương, u xương ác tính, viêm xương tuỷ xương…
  • Gãy xương do hoạt động quá nhiều: do cơ thể phải chuyển động nhiều dẫn đến cơ bắp chịu nhiều áp lực lên xương, gây gãy xương, gãy xương do mệt mỏi căng thẳng phổ biến ở các vận động viên
Đang tải brokenleg2.jpg…

Triệu chứng gãy xương

Một số biểu hiện triệu chứng của tình trạng gẫy xương:
  • Bầm tím, sưng và đau xung quanh vùng chấn thương;
  • Đau tăng lên khi di chuyển vùng này hoặc có áp lực đè lên;
  • Mất cảm giác vùng bị thương;
  • Trong gãy xương hở, xương nhô ra khỏi da;
  • Biến dạng cánh tay hoặc chân.
Các loại biến chứng của gãy xương

- Sốc do mất máu, sốc chấn thương là một biến chứng sớm có thể gây tử vong nếu sơ cứu ban đầu không đúng, bất động xương không vững chắc, thường xảy ra ở các xương dài, lớn (đùi, chậu, cẳng chân). Lượng máu mất có thể đến cả lít, bệnh nhân sẽ suy sụp tuần hoàn nếu không truyền máu và cố định xương kịp thời. Cố định xương ban đầu và gây tê ổ gãy đúng phương pháp sẽ giúp bệnh nhân thoát sốc.
- Tắc mạch máu do mỡ là khi bị gãy xương, đặc biệt là xương dài và gãy nhiều xương, lượng mỡ từ tủy xương chảy ra gây tăng áp lực và ngấm trở lại vào máu. Điều này sẽ khiến cho bệnh nhân trở nên bị kích thích, vật vã, lơ mơ rồi dần đi vào hôn mê; dấu hiệu khó thở và đi vào suy hô hấp; xuất huyết dưới da và kết mạc mắt, rối loạn đông máu. Biến chứng này có thể gây tử vong cao nếu không phát hiện kịp thời.
- Rối loạn cảm giác: Tê bì, kiến bò...
- Tổn thương thần kinh: Đầu xương gãy có thể gây tổn thương mạch máu và thần kinh lân cận, nếu không phát hiện có thể gây liệt, mất cảm giác hoặc phải cắt cụt chi. Đặc biệt trường hợp gãy cột sống cổ C1 - C5 có thể gây liệt tứ chi; Gãy cột sống lưng, thắt lưng từ D12 - L1 có thể gây liệt 2 chi dưới.

Nguy hiểm nhất là sau 24 -48 giờ nếu không kịp chữa trị thì vết thương chỗ xương bị gãy hở sẽ bị nhiễm trùng. Ngoài ra, nó còn gây rối loạn dinh dưỡng và có thể xuất hiện các nốt phỏng nước, sưng nề và hoại tử vết thương. Để lại các di chứng như teo cơ, cứng khớp, giảm khả năng vận động và sức chịu lực của xương, từ sau 4-5 tháng chậm liền xương. Nếu không xử kịp thời và phù hợp, gãy xương có thể dẫn đến tàn phế và mất khả năng vận động tự chủ, sống phụ thuộc đến suốt đời.

Đang tải brokenlegxray.jpg…

Chẩn đoán gãy xương

Gãy xương được chẩn đoán bằng thăm khám lâm sàng và chẩn đoán qua hình ảnh Xquang, chụp cộng hưởng từ (chụp MRI) và chụp đinh vị vi tính (CT).

Điều trị gãy xương:
Tùy theo tính chất gãy xương, người bệnh có thể sử dụng qua các phương pháp như mang nẹp cố định, bó bột, phẫu thuật nắn xương bên ngoài hoặc phẫu thuật kết xương bên trong (đinh nội tủy hoặc nẹp vít) đang được ứng dụng phổ biến.

Hỗ trợ đi lại trong quá trình xương bị gãy:

Thường thì người bệnh sẽ được di chuyển bằng xe lăn trong những ngày đầu bị gãy xương, sau đó tùy vào dạng gãy mà sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như dưới đây:

Nạng
Nếu bất kỳ một phẫu thuật nào mà sau mổ bạn chưa được phép tỳ chân khi di chuyển thì nên sử dụng nạng.

Vị trí và chiều dài thích hợp của nạng: phần trên cùng của nạng (đầu nạng) phải cách hõm nách khoảng 3-4cm khi bạn đứng thẳng
Tay cầm của nạng ngang với khớp háng để khi cầm, khuỷu hơi gấp.
Giữ chặt đầu nạng vào thân mình, chỉ dùng tay đỡ trọng lượng cơ thể chứ không dùng nách.

Bước:
Chuẩn bị bước đi, nghiêng người về phía trước một chút và đặt nạng lên phía trước chân của bạn. Bắt đầu bước bằng nạng như thể bạn đang đi bằng chân đau, nhưng thay vì dồn trọng lượng lên chân đau thì bạn dồn trọng lượng vào nạng. Cơ thể bạn di chuyển nhịp nhàng giữa hai nạng. Kết thúc bước đi bình thường bằng chân lành. Khi chân lành tiếp đất, bạn di chuyển hai nạng về phía trước để chuẩn bị cho bước đi tiếp theo. Hãy tập trung vào nơi bạn đang đi bộ, chứ không phải trên đôi chân của bạn.
Ngồi:
Đảm bảo rằng, chiếc ghế ngồi vào phải vững chắc. Di chuyển chân đau của bạn về phía trước, một tay giữ hai nạng, tay kia vịn ghế và kiểm tra độ chắc chắn của ghế. Khi cảm thấy ghế vững vàng, từ từ hạ thấp thân mình xuống ghế, hai nạng để cùng nhau vào một vị trí thuận tiện (ngang tầm với). Để đứng lên, dịch người ra phía trước một chút, cầm lấy hai nạng, cùng nạng hỗ trợ để đẩy mình lên và đứng lên bằng chân lành.
Lên xuống cầu thang:
Để lên, xuống cầu thang với nạng, bạn cần phải là người có sức khỏe và có khả năng linh hoạt. Đứng trước cầu thang, một tay giữ lan can, một tay kẹp hai nạng vào giữa nách. Khi đi lên, nhấc từng bước ngắn bằng chân lành, chân đau nâng lên cao, đưa ra sau Khi đi xuống, bạn nâng chân đau lên về phía trước, và nhảy xuống từng bậc bằng chân lành. Bạn có thể yêu cầu một người nào đó trợ giúp, ít nhất là lúc đầu tiên. Nếu bạn phải đối mặt với một cầu thang không có tay vịn, sử dụng nạng với cả hai tay và nhảy lên hoặc xuống từng bước bằng chân lành, phải sử dụng nhiều sức lực hơn. Một cách dễ dàng hơn là ngồi trên bậc cầu thang và dịch chuyển thân mình lên hoặc xuống từng bậc. Bắt đầu bằng cách ngồi trên bậc cầu thang thấp nhất, đưa chân đau ra phía trước. tay bên chân lành giữ hai nạng nằm phẳng so với cầu thang. Dịch mông lên hoặc xuống với sự hỗ trợ của hai tay và chân lành.

Đang tải gayxuong.jpg…

Gậy
Nếu bạn có một vấn đề nhỏ nào đó gây nên sự mất thăng bằng cơ thể, đi đứng không vững, một tổn thương gây đau ở chân, bàn chân, hay người già…thì sử dụng một cây gậy sẽ mang lại nhiều hữu ích, giúp bạn sống độc lập hơn.

Chiều dài gậy:
Cây gậy có độ dài hợp lý khi: ở tư thể đứng thẳng, đầu trên của gậy ngang nếp gấp cổ tay. Khuỷu tay gấp nhẹ khi bạn cầm vào đầu trên của gậy. Tay cầm gậy sẽ là tay đối diện bên chân cần hỗ trợ.
Bước:
Khi bạn bước, chân đau và gậy cùng di chuyển và cùng tiếp đất. Để bắt đầu, đưa gậy ra trước khoảng gần một bước tiến và bước lên bằng chân đau. Kết thúc bước đi bằng chân lành.
Lên xuống cầu thang:
Khi bước lên cầu thang, một tay cầm tay vịn cầu thang (nếu có), tay kia cầm gậy (tay đối bên với chân đau), chân lành bước lên trước, chân đau bước sau. Khi xuống cầu thang, thứ tự đi chuyển đầu tiên là gậy, tiếp theo là chân đau và cuối cùng là chân lành. Vật hỗ trợ là gậy và cầu thang.

Khung tập đi
Nếu bạn vừa được mổ thay khớp háng hoặc thay khớp gối, hay có bất kỳ một vấn đề nào đó tương đối nghiêm trọng về đôi chân, bạn đều có thể sử dụng khung tập đi trợ giúp. Khung tập đi đảm bảo an toàn hơn gậy hay nạng. Bằng sự trợ giúp của đôi cánh tay, khung tập đi cho phép nâng một phần trọng lượng của cơ thể khi bạn bước đi. Phần cao nhất của khung (đoạn tay cầm) thường ngang bằng với nếp gấp cổ tay khi bạn đứng thẳng người. Không được vội vàng khi bắt đầu bước đi với khung. Khi sức khỏe và sức chịu đựng của bạn trở nên tốt hơn, dần dần có thể tỳ trọng lượng nhiều hơn lên đôi chân của bạn
Bước:
Đầu tiên, đặt khung lên phía trước, cách bạn một bước đi và đảm bảo các chân của khung đều được tiếp đất. Dùng hai tay nắm lấy khung, lấy khung làm điểm tựa, từ từ bước chân để di chuyển người vào khung. Khi bước, đầu tiên gót chân chạm đất trước, sau đó cả bàn chân và cuối cùng là các ngón chân, nâng đầu ngón chân lên. Đi từng bước nhỏ, chậm rãi.
Ngồi:
Để ngồi, đầu tiên dịch chuyển người ra sau, đến khi chân chạm ghế thì mới từ từ ngồi xuống. Khi đứng lên, tay cầm lấy khung, dùng chân lành và lực đôi tay đẩy người lên. Đảm bảo rằng, phần cao su bọc trên tay cầm của khung phải nguyên vẹn, chắc chắn.
Cầu thang:
Không bao giờ sử dụng cầu thang bộ hoặc cầu thang cuốn khi đi bằng khung tập đi. Muốn đi lên bạn nên đi bằng thang hộp.

Nếu bạn bị gãy xương, hãy đến khám tại các bệnh viện tại địa phương nếu trường hợp không quá phức tạp, điều đó sẽ giúp giảm tải cho tuyến trên rất nhiều :)

Bác @Fbiprohj cũng bổ sung thêm phần Ngoài sốc do mất máu còn sốc do đau nữa. Trong quá trình sơ, cấp cứu không đúng sẽ làm gãy kín thành gãy hở (ổ gãy thông với môi trường bên ngoài) rất hay, và gãy hở dẫn đến viêm xương cũng rất nguy hiểm... Còn có nhiều ý khác nữa về việc sơ cứu, cách nẹp các chi hay cách di chuyển bệnh nhân nhưng em sợ dài quá nên có thể anh em mình sẽ làm 1 bài khác nói về vụ này nhé. Thanks bác nhiều ơi là nhiều :D

Rồi, xong phần thông tin, giờ là phần hỏi anh chị em ở đây xem đã có ai bị gãy tay, gãy chân, hay đã từng gãy cả tay chân (như mình :p) chưa?


 

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn