Header ads

Header ads
» » Lối đi nào cho Always Connected PC, phải chăng sẽ là quả bom xịt như thời Windows RT?

Windows 10 trên nền tảng vi xử lý ARM, gọi đây là một danh mục laptop mới có tên Always Connected PC (ACPC) với những ưu điểm mà laptop truyền thống không có được như luôn kết nối nhờ tích hợp kết nối di động (LTE), mở máy là hiện ngay như kiểu smartphone và thời lượng pin dài lâu. Tuy nhiên, ACPC giờ đây không chỉ là tên gọi dành riêng cho những chiếc laptop chạy Snapdragon nữa bởi nếu xét về khía cạnh mạng di động thì cả những chiếc laptop chạy Intel hay AMD cũng có thể được tích hợp và được xếp vào ACPC. Phải chăng Windows 10 và Snapdragon sẽ trở thành một quả bom xịt, nối gót Windows RT?

Đã gần 2 năm kể từ khi ACPC ra đời, trên thị trường hiện tại cũng chỉ có 3 mẫu máy chạy Windows 10 trên nền tảng Snapdragon 835 gồm HP Envy x2, ASUS NovaGo và Lenovo Miix 630, vẫn chưa có thêm sản phẩm nào khác và cả 3 mẫu máy này vẫn không phổ biến trên thị trường máy tính. Trong khi đó, Surface Pro chạy Intel Core I cũng đã có phiên bản hỗ trợ kết nối di động và chính Microsoft cũng đã gọi "Surface Pro 4 LTE là chiếc ACPC đầu tiên của hãng".

Đang tải Always Connected PC battery.png…
Ý tưởng của ACPC rất đơn giản và bắt kịp xu hướng là vào năm 2018, không có lý do gì các thiết bị điện tử mà chúng ta hay dùng lại không được kết nối Internet. Với 4G LTE và sắp tới đây là 5G, bạn có thể mang chiếc máy tính Windows 10 của mình đến mọi nơi mà vẫn có thể kết nối. Bạn không phải lo về việc nơi bạn đến có Wi-Fi hay không hay dùng điện thoại làm cục phát Wi-Fi, tốn pin cả 2. Nghe thì hay nhưng ý tưởng trên khó triển khai, ít nhất là vào giai đoạn hiện tại.

Windows 10 trên nền tảng vi xử lý ARM?

ACPC hiện tại bao gồm cả những thiết bị chạy vi xử lý ARM lẫn x86 và chúng hoạt động khác nhau. Windows 10 trên máy tính ARM hiện tại chỉ sử dụng Snapdragon 835, đây là SoC và nó tích hợp mô-đem 4G LTE Snapdragon X16 nên mặc nhiên thiết bị sẽ có khe SIM để chúng ta kết nối mạng di động.


Vấn đề lớn nhất là những chiếc laptop này vẫn chưa sẵn sàng để chúng ta có thể sử dụng thay thế laptop chạy vi xử lý x86 truyền thống. Microsoft, Qualcomm và các đối tác OEM đều đã nhấn mạnh rằng ACPC sẽ mang lại trải nghiệm như iPad và bản thân Microsoft cũng nói ACPC không phải là thứ bạn dùng để lập trình. Ý ở đây là những chiếc laptop chạy Windows 10 trên nền tảng vi xử lý ARM có thể bật lên tức thời (instant on) giống như iPad mà không phải đợi chờ khởi động đồng thời thời lượng pin chờ lâu hơn. Điều này có được nhờ kiến trúc big.LITTLE của ARM trong đó các nhân mạnh hơn sẽ được dùng cho các tác vụ cần năng lực xử lý mạnh trong khi những tác vụ chạy nền sẽ được xử lý bởi các nhân hiệu suất.

Khi mới phát hành, Windows 10 trên các thiết bị dùng vi xử lý ARM có thể chạy được các ứng dụng UWP lẫn các ứng dụng x86 truyền thống nhờ bộ giả lập. Microsoft cũng đã ra mắt ARM64 SDK tại hội nghị BUILD vừa diễn ra, cho phép các lập trình viên biên tập lại ứng dụng để chạy nội trú, tối ưu hơn cho kiến trúc ARM để đạt hiệu năng tốt hơn so với các ứng dụng chạy trên bộ giả lập.


Tuy nhiên, những chiếc máy như thế này vẫn chưa thể trở thành chiếc laptop Windows trong mơ của bạn. Ứng dụng vẫn là vấn đề nhức nhối nhất, chẳng hạn như Adobe vẫn chưa có phiên bản UWP của bộ công cụ Creative Cloud tối ưu cho những chiếc laptop chạy Snapdragon. Mặc dù vẫn có thể chạy được Photoshop thông thường nhờ bộ giả lập nhưng mọi thứ rất chậm. Thêm nữa là trình điều khiển đối với các thiết bị ngoại vi cũng cần phải làm lại để giúp thiết bị tương thích tốt hơn với laptop.

Dù vậy, vi xử lý ARM đang được cải tiến rất nhanh và thế hệ Snapdragon 845 có hiệu năng cao hơn đáng kể so với Snapdragon 835. Cứ đà này thì những chiếc laptop chạy vi xử lý ARM sẽ đạt hiệu năng cao hơn qua thời gian trong khi vẫn phát huy được những ưu điểm mà vi xử lý x86 không có, đặc biệt là về điện năng tiêu thụ thấp. Nếu như Microsoft vẫn quyết tâm theo đuổi Windows 10 trên ARM thì điều này sẽ cho phép các nhà sản xuất chip tranh đua nhau nhằm tạo ra một hệ sinh thái phần cứng đa dạng, tương lai sẽ rất sáng nếu cuộc đua vi xử lý có thêm Nvidia, MediaTek hay Samsung với Exynos. Tuy nhiên, để tạo nên cuộc đua này thì Windows 10 ARM phải thật sự trưởng thành và hấp dẫn.

Những chiếc ACPC chạy vi xử lý x86:

Đang tải ACPC SoC.jpg…
Ban đầu Microsoft và Qualcomm đã khiến chúng ta nghĩ rằng Always Connected PC là tên gọi dành riêng cho những chiếc laptop có hỗ trợ kết nối mạng di động, chạy vi xử lý ARM như Snapdragon. Thế nhưng nếu kết nối mạng di động là yếu tố bắt buộc để tạo thành một chiếc ACPC thì điều khiến mình ngạc nhiên là trong thế giới máy tính chạy vi xử lý Intel hay AMD, có hàng tá chiếc được trang bị kết nối mạng di động. Trước khi Surface Pro 4 có phiên bản LTE thì nhiều dòng máy doanh nghiệp, chẳng hạn như HP EliteBook, ThinkPad, Dell Latitude … đều có tùy chọn khe SIM và hỗ trợ kết nối mạng di động tốc độ cao nhờ trang bị thêm một chiếc card WWAN. Đây không phải là giải pháp tích hợp vào chip xử lý như Snapdragon nhưng nó vẫn giải quyết được vấn đề về kết nối.

Lợi thế của các vi xử lý x86 chúng ta đều đã biết, hiệu năng cao hơn, tương thích ứng dụng tốt hơn và đặc biệt là cả hệ sinh thái Windows đều được phát triển xoay quanh vi xử lý x86. Nhiều chiếc máy còn được trang bị thêm vi xử lý đồ họa rời của Nvidia và AMD thành ra xét về sức mạnh xử lý thì Snapdragon hay các vi xử lý ARM còn kém rất xa.

Đang tải HP Envy x2.jpg…
HP Envy x2 có cả biến thể chạy Intel và hỗ trợ 4G LTE.
Những chiếc laptop chạy vi xử lý x86 và được trang bị kết nối mạng đã xuất hiện từ rất lâu trước đây nhưng thường thì người dùng phổ thông ít khi chọn. Cũng giống như trường hợp của iPad với các phiên bản có kết nối di động và chỉ Wi-Fi, chi phí của phiên bản hỗ trợ 3G/4G thường cao hơn khoảng $130 so với phiên bản còn lại. Theo một thống kê năm 2012 thì có đến 9/10 chiếc máy tính bảng bán ra chỉ hỗ trợ Wi-Fi, con số này có thể đã thay đổi sau 6 năm nhưng vẫn chưa nhiều.

Riêng Surface Pro, phiên bản hỗ trợ 4G LTE có giá cao hơn phiên bản thường $150 và hầu hết người dùng đều không chọn phiên bản này để tiết kiệm chi phí bởi giá máy đã rất cao. Anh em nghĩ thế nào khi chọn mua máy tính bảng hay laptop nếu nó có cả 2 phiên bản: chỉ Wi-Fi và Wi-Fi 4G?

Vậy giải pháp nào cho ACPC?

Đang tải Lenovo Miix 630.jpg…
Lenovo Miix 630.
ACPC vẫn sẽ phát triển nhưng hãy nhìn vào thị trường hiện tại, mọi thứ vẫn chưa thể cất cánh bởi kết nối di động tốc độ cao vẫn chưa được xem là yếu tố sống còn trên những chiếc máy tính như Wi-Fi hiện tại. Chúng ta cũng chưa bước vào một thời đại mà tất cả các thiết bị đều cần phải được kết nối mọi nơi như thông điệp mà Microsoft muốn truyền tải.

Một trong những giải pháp đó là các OEM nên bắt đầu bán ra những chiếc máy tính mà kết nối mạng di động được trang bị như một tiêu chuẩn thay vì tùy chọn. Nếu không, người dùng vẫn sẽ chọn phiên bản chỉ có Wi-Fi nếu nó có giá rẻ hơn.

Một giải pháp nữa đối với Intel là bắt đầu phát triển những vi xử lý tích hợp mô-đem 4G LTE và thật sự mà nói điều này không quá khó với Intel, tại sao hãng này vẫn không làm bởi Intel đã có các giải pháp kết nối mạng di động từ lâu trước đây. Bản thân mô-đem 4G LTE của Intel cũng đã được trang bị trên nhiều thiết bị di động, điển hình như iPhone. Vậy nên việc đưa mô-đem này vào vi xử lý Intel Core là hoàn toàn có thể. Đến GPU rời của Radeon Vega của AMD còn tích hợp vào vi xử lý được thì mô-đem 4G LTE đâu nhằm nhò gì?

Qualcomm cải tiến vi xử lý ARM của mình hàng năm, hiệu năng cao hơn đáng kể dù vẫn chưa thể sánh với vi xử lý Intel. Đối thủ chính của Qualcomm vẫn là những Apple hay Samsung trong làng SoC dành cho điện thoại nhưng là một công ty bán dẫn, hiện đang là đối tác chiến lược của Microsoft với Windows 10 ARM thì không loại trừ khả năng Qualcomm sẽ phát triển một thế hệ SoC dành riêng máy tính. Nó có thể có kích thước lớn hơn SoC cho điện thoại nhưng lớn hơn cũng có nghĩa Qualcomm sẽ có thể khiến cho nó mạnh hơn. Vì vậy, ACPC có thể cất cánh hay không còn phù thuộc vào nhiều yếu tố, cả Microsoft với vai trò phát triển một hệ điều hành đủ hấp dẫn để các OEM có thể bước chân vào cuộc đua một cách tích cực với nhiều tùy chọn vi xử lý cho người dùng, luôn kết nối, bật là lên, pin thì dài lâu, đúng như tôn chỉ của Always Connected PC.

Theo: Neowin
 



Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: https://www.youtube.com/channel/UCOxeYcvZPGf-mGLYSl_1LuA/videos
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn