Header ads

Header ads
» » Mẹo nhỏ chụp ảnh: 5 gợi ý chụp chủ đề ở dưới thấp, dễ chụp nhưng ít được chú ý

chụp ảnh sinh hoạt, đời sống hay đường phố. Chúng ta có thể mỗi lần đi chụp thì chọn một chủ đề nhỏ để chỉ tập trung chụp chủ đề đó mà thôi. Mình từng chia sẻ cách tập tành của mình là hôm nay chỉ đi chụp những gì có hình vuông màu xanh, và mình chỉ quan sát tìm hình vuông màu xanh để làm hậu cảnh cho một sinh hoạt nào đó, các khung cảnh khác sẽ quyết tâm bỏ qua, vì đang tập. Tương tự thì lần sau sẽ tự đặt ra chủ đề khác, như tìm chụp một khung có sinh hoạt trên nền màu vàng hay gì đó tuỳ mỗi bạn.

Đang tải ntIMG_3207.jpg…

Xin chia sẻ nhỏ về một đối tượng mà ít được chú ý, đó là các đối tượng chuyển động của đôi chân người sinh hoạt, đời thường, ngoài phố. Nếu thấy hứng thú, các bạn có thể thử đi một vòng tìm chụp, và chia sẻ thêm. Đây là vài gợi ý:

1. Tìm chọn một phông nền

  • Ban đầu, bạn tập tìm một phông nền mà bạn thích, rồi chụp những gì xuất hiện trên nền đó. Chẳng hạn một nền nhà hoa văn, một lối đi bộ, một cung đường mà bạn thích. Tiếp theo là chọn khoảng cách đứng chụp để có khung ảnh rộng hẹp vừa ý. Sẵn sàng cho việc bấm máy chụp khi một hoạt động di chuyển xuất hiện trong khung hình.
  • Một ống kính góc đủ rộng (24mm, 28mm, 35mm hoặc hẹp nhất là 50mm), dự đoán vị trí đối tượng di chuyển đến và chọn vị trí gần nhất có thể theo tiêu cự ống kính mà bạn có được khung ảnh vừa đủ. Sự tiếp cận gần sẽ tạo cảm giác về mặt thị giác về sự hiện diện của mình trong khung cảnh hơn là dùng ống tele zoom từ xa, núp ở một góc nào đó.
Đang tải low-level-street-photography-8.jpg…

2. Chụp góc máy cao xuống
  • Bước 2 là tập chụp một góc cao xuống. Một góc máy cao xuống chân sẽ ít tạo cảm giác khó chịu với người khác hơn là chỉa thẳng máy ảnh vào mặt họ. Bạn có thể tập chụp dễ dàng hơn với góc này khi tiếp cận chủ thể di chuyển. Không phải là một biện minh cho sự nhút nhát, mà ở dưới góc thấp, nếu chú ý chúng ta sẽ gặp những điều thú vị mà góc ngang hoặc góc thấp không nhìn thấy.
  • Tập cầm máy canh khung mà không cần nhìn vào ống ngắm. Nếu máy có LCD lật thì đỡ khó khăn hơn. Nhưng dù gì thì bạn sẽ tập thói quen canh khung nhanh, bấm chụp, nhạy với việc cho gì vào khung ảnh của mình.
Đang tải 4107579_cameratinhte-9.jpg…

3. Kết hợp góc cao xuống trên một phông nền
Thiết lập máy ảnh sao cho giơ máy lên bấm là đúng khung mong muốn; chờ đợi một chuyển động vào vị trí trên nền đã chọn. Nếu thuần thục, đi lang thang quan sát, bất chợt có cảnh hay và phản ứng rất nhanh để ghi hình thì tuyệt. Đang tập thì chúng ta cứ chờ đợi nhẫn nại. Sẽ quen.

Đang tải IMG_20180511_105519.jpg…

4. Thiết lập máy ảnh
  • Thường các bạn mới vẫn hay băn khoăn và hỏi rất nhiều về điều này. Trước hết là nếu có thể, chúng ta nên chọn cái máy ảnh và ống kính nhỏ gọn, ít sự cồng kềnh với ống kính to dài, chỉa vào chụp ai cũng ngại.
  • Cá nhân mình thường để chế độ A (ưu tiên khẩu độ), ISO tự động và khống chế ở mức vừa đủ không nhiễu tuỳ theo thời tiết. Chẳng hạn ban ngày thời tiết tốt thì ISO tự động và giới thạn cao nhất 2000 trở lại; thiếu sáng hoặc tối thì 3200 hoặc 6400. Khẩu độ dao động từ f/4 - f/11 tuỳ lúc, nhưng ý muốn là không để "vùng ảnh rõ - dof" quá mỏng, giảm chiều sâu bối cảnh. Điểm tiếp theo sẽ nói về tốc độ màn trập.
Đang tải 4107580_cameratinhte-12.jpg…


5. Chụp sự chuyển động
Tuỳ chọn một tốc độ màn trập từ khoảng 1/10 giây - 1/30 giây là cách mình thường chọn. Một mặt giữ máy chắc tay để phông nền không mờ nhoè, một mặt tốc độ đủ thấp để tạo mờ nhoè vật thể chuyển động. Có đôi khi, mình thay vì chọn chế độ A thì chuyển qua chế độ S ưu tiên tốc độ để xoay chỉnh cho nhanh. Không có chế độ nào là quy định cứng nhắc cả, tuỳ thói quen ưa thích hoặc thuận tiện của từng người và từng tình huống sau khi quen thao tác máy của mình.

Đang tải IMG_20180514_171658.jpg…
Tấm trên đóng băng bước chân. Tấm dưới mờ nhoè tạo cảm giác động.
Đang tải low-level-street-photography-10.jpg…


Chúc vui vẻ & có nhiều ảnh ưng ý
  • Bắt đầu bằng việc tìm một phông nền ưa thích bất kỳ, có thể thêm một vài chi tiết nhỏ tạo sự thú vị, hài hướng hay ý tứ nào đó, nhưng không nên đồng màu làm lẫn lộn với chủ thể.
  • Thư giản, di chuyển chậm rãi, quan sát, bấm nút chụp và màn trập đóng, chúng ta là người quan sát.
Một số ảnh khác. Có những đối tượng tĩnh hoặc di chuyển chậm thì dễ dàng chụp hơn, nhưng ít ấn tượng và cảm xúc hơn. Những chuyển động nhanh thì kịch tính hơn.

Đang tải ntIMG_3647.jpg… Đang tải IMG20180407052941.jpg… Đang tải ntIMG_5438nt.jpg… Đang tải ntIMG_2913.jpg… Đang tải IMG_20180511_110658.jpg… Đang tải IMG_20180511_104638_1.jpg… Đang tải IMG_20180511_105455.jpg… Đang tải IMG_20180325_153924.jpg… Đang tải IMG_20180324_074521 2.jpg… Đang tải COVER.jpg…
 



Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: https://www.youtube.com/channel/UCOxeYcvZPGf-mGLYSl_1LuA/videos
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn