Header ads

Header ads
» » [Kỹ năng] Kỹ năng tiếp cận khách hàng siêu lợi hại và thành công

Điều quan trọng trong cuộc sống là biết thì hãy chia sẻ, cho đi là nhận. Bởi vậy, với những gì đang có tôi sẽ chia sẻ đến các bạn những kỹ năng tuyệt vời được đúc kết từ những chuyên gia hàng đầu, nếu bạn đang xem bài viết của tôi, có nghĩa bạn là người may mắn và bạn nên chia sẻ cho người khác để chúng ta cùng tốt lên.

Khóa học Kỹ năng tiếp cận và chăm sóc khách hàng thành công hướng dẫn bạn những nguyên tắc cơ bản, với những chiến lược thực tế sẽ đem lại kết quả bán hàng cho bạn. Quan trọng nhất, nó dành cho những người có can đảm hành động, tiếp cận khách hàng để có được thương vụ mới. Và những người dũng cảm theo đuổi phương pháp mới đầy sáng tạo sẽ chiến thắng!
Bạn có thể đem lại những lợi ích khổng lồ cho doanh nghiệp, khách hàng và chính bản thân bạn bằng cách trở nên thành thạo trong việc mang lại các thương vụ mới. Các bạn hãy đón nhận những ý tưởng đơn giản, thực tế trong khóa học này.
Khóa học hướng dẫn thực tế cho các nhân viên, quản lý, giám đốc bán hàng, cho bất kỳ ai đang cố gắng cạnh tranh và giành chiến thắng trên thị trường khắc nghiệt.
Khóa học này sẽ cung cấp cho bạn những công cụ cần thiết để hướng dẫn nhóm của mình đi đến thành công.

Sau đây, tôi sẽ giới thiệu cho bạn từng bước từng bước, quan trọng là bạn dám thực hiện nó, chúc bạn thành công và theo dõi ở những bài viết tiếp theo hoặc  tham gia khóa học.

PHẦN I-NHỮNG LÝ DO KHIẾN NGƯỜI BÁN HÀNG KHÔNG TÌM ĐƯỢC KHÁCH HÀNG MỚI

Tôi yêu công việc tôi làm để kiếm sống. Một trong những khía cạnh tôi thích nhất trong công việc này là tôi có cơ hội được gặp, quan sát và huấn luyện nhiều người bán hàng khác nhau.
Giữa nhiều vị trí mà tôi đã làm, nhân viên bán hàng, giám đốc bán hàng và hai khoảng thời gian làm huấn luyện/tư vấn toàn thời gian, tôi có cơ hội quan sát và làm việc chặt chẽ với hàng trăm người bán hàng trong năm mươi công ty. Tôi đã thấy được ai làm được việc và ai không. Tôi đã khám phá ra những tính cách phổ biến của những người giỏi nhất. Tôi đã có cơ hội để thử những lý thuyết trong thực tế, hoàn thiện với các kỹ năng và thấy tận mắt kết quả. Không may, tôi cũng chứng kiến rất nhiều thất bại - nhất là khi liên quan đến việc tìm khách hàng mới.
Tôi thường thấy người thành thạo hơn trong nhiều lĩnh vực buôn bán (quản lý quan hệ, dịch vụ khách hàng, giải quyết vấn đề hay giữ khách hàng) lại thường kém thảm hại khi liên quan đến việc tìm kiếm khách hàng mới. Và sau những năm tháng quan sát quá nhiều người bán hàng vật lộn trong mảng này, tôi đã biên soạn nên một danh sách mà tôi trìu mến gọi là những lý do không dành cho tuổi 16 mộng mơ khiến cho người bán hàng không tìm được khách hàng mới. Tôi chia sẻ những lối cư xử, thái độ và thuộc tính chung này như là một hồi chuông cảnh tỉnh, chứ không phải là để phê phán hay chỉ trích bất cứ ai. Tôi thường xuyên ôn lại những nội dung này như là một phần của phần khởi động trước khi gặp khách hàng mới. Điều này giúp san bằng những bất lợi và đưa chúng ta lên ngang hàng trước khi bắt đầu giải quyết những triết lý và quy trình phát triển bán hàng. Sự thật là mọi người trong lĩnh vực bán hàng (bắt đầu từ chính người tác giả hèn mọn này) đã từng là nạn nhân của vài mục nhỏ trong những vấn đề này.
Hỡi người bán hàng lão luyện, tôi xin bạn hãy thành thật với chính bản thân mình khi chúng ta khám phá danh sách này. Hãy ngắm mình trong gương thật kỹ để nhận ra ba hay bốn trong những thói quen này đang che đi những thành công trong việc tìm kiếm khách hàng mới và ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả của bạn. Và những người bán hàng mới vào nghề, bạn có lẽ vẫn chưa trải nghiệm đủ để biết bạn sẽ mắc phải cạm bẫy nào trong số này, nhưng hãy coi chương này là một lời cảnh báo và là tấm bản đồ chỉ dẫn những nguy hiểm và gập ghềnh sắp tới. Dù chúng ta là những tân binh hay những cựu chiến binh giận dữ, hãy gác những rào cản lại, gửi những niềm tự hào của bạn ở bậc cửa, và cố gắng không tự ái. Minh bạch và thành thật là những bước khoẻ mạnh đầu tiên để đến với những tiến bộ trong hiệu suất làm việc.
Họ không phải làm hay họ không biết cách
Một lý do phổ biến khiến người bán hàng vật lộn với công cuộc tìm kiếm khách hàng mới là vì họ đơn giản không biết phải làm gì. Và đây thậm chí cũng chẳng phải là lỗi của họ. Nhiều người trong lĩnh vực bán hàng chưa bao giờ bị buộc phải đi tìm khách hàng mới. Chăm sóc các khách hàng hiện có vẫn là một cách thức đáng tin cậy để tăng doanh thu. Trong những thời kỳ tốt đẹp, có quá nhiều nhu cầu và chỉ cần chúng ta đáp ứng được nhu cầu của những khách hàng hiện tại, và duy trì mối quan hệ vững chắc, chúng ta chỉ cần chọn một thương vụ để thực hiện và mọi người đều vui vẻ.
Năm ngoái tôi đã làm việc với một vài người bán hàng có kinh nghiệm dày dặn, những người làm điều họ giỏi (quản lý khách hàng thường xuyên) trong một thời gian dài, thật dài, một số người chắc phải có đến ba mươi năm kinh nghiệm. Tuy nhiên, hiện tại số lượng khách hàng của họ giảm xuống đáng kể, và thu nhập cũng thế. Họ hoảng sợ, mất mát, thắc mắc và họ băn khoăn không biết làm sao để thậm chí bắt đầu quá trình săn khách hàng mới.
Tôi cũng đã dành khá nhiều thời gian với những người bán hàng trẻ tuổi trong nhiều ngành khác nhau. Họ được giao nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng mới, nhưng trở ngại lớn nhất của họ là không có ai để chỉ cho họ biết là họ phải làm gì và làm như thế nào. “Hãy đi hẹn khách hàng”, không có tiêu chuẩn của huấn luyện hay đào tạo bán hàng gì hết. Không may mắn là, việc thiếu vắng những tư vấn bán hàng sẽ phải trả giá. Không có ai làm mẫu cho họ biết một nỗ lực bán hàng là như thế nào hay đầu tư thời gian để chỉ dẫn cho những người mới.

Họ luôn chờ đợi (vào công ty)
Những người bán hàng thất bại trong việc kiếm khách hàng mới vì họ quá kiên nhẫn và chậm chạp khi hành động. Trong hết công ty này đến công ty khác, tôi nhìn thấy những người bán hàng luôn chờ đợi - chờ đợi vào công ty. Tôi nghe những lý do về việc phải chờ đến khi các tài liệu tiếp thị sẵn sàng thì họ mới gọi cho các khách hàng tiềm năng. Hay đợi cho trang web mới được triển khai. Thậm chí đợi để đến khi khách hàng đã biết chút ít về công ty mình đã.
Làm ơn đi. Những nhân viên hàng đầu trong ngành bán hàng không đợi ai, hay đợi bất cứ điều gì. Chờ đợi những hiệu lệnh diễu hành rõ ràng, tài liệu bán hàng mới, đào tạo ư? Hay chờ các định hướng? Không, bạn không thể chờ đợi bất kì điều gì trong số này. Đồng hồ đang điểm và thời gian thì đang dần trôi qua một cách phung phí. Những nhân viên hiệu quả sẽ hành động. Trên thực tế, họ chủ động tấn công các khách hàng mục tiêu kể cả khi điều này khiến họ gặp nhiều rắc rối bởi họ đi trước quá xa vòng hỗ trợ.
Chờ đợi là một thành phần chủ chốt trong công thức của thất bại khi tìm kiếm khách hàng mới.
Họ là những tù nhân của hy vọng
Những tù nhân của hy vọng là bà con gần của những người chờ đợi vào công ty, nhưng lỗi này xảy ra chậm hơn nhiều trong quá trình bán hàng. Tôi không sáng tạo ra cụm từ này, tôi đã nghe về nó ở nhiều nơi, dù tôi chẳng rõ nó xuất phát từ đâu. Tác quyền thường được trao cho Tom Reily, một người đào tạo bán hàng và là tác giả của cuốn sách hữu ích mang tên là Bán hàng gia tăng giá trị. Tù nhân của hy vọng miêu tả những người bán hàng mà phần nhiều, đã dừng quá trình bán hàng và ngưng việc theo đuổi các cơ hội mới bởi họ quá hy vọng vào một vài thương vụ trong tay họ sẽ được ký kết. Họ dành (phí phạm) phần lớn thời gian nói về, lo lắng về, tự ngẫm về hợp đồng khá lớn được dự đoán là đã được ký trong tháng trước nhưng vẫn chưa kết thúc ấy. Thay vì làm việc khôn ngoan và có trách nhiệm – trải đều các nỗ lực của họ trên khắp các khách hàng và cơ hội mục tiêu trong nhiều giai đoạn của chu kỳ bán hàng - họ khóa mình lại, trở thành tù nhân của những hợp đồng trong tay mà bây giờ đã trở nên cũ kỹ và bắt đầu mọc lên đầy nấm mốc.
Khi những tù nhân của hy vọng bị chất vấn về việc họ thiếu năng động và những dự đoán quá lạc quan, họ thường phản ứng lại một cách rất lãnh đạm. Tôi thậm chí đã nghe có người nói với khuôn mặt không đổi sắc, “Tôi không lo lắng gì cả. Tôi sẽ bắt được một cơ hội dễ dàng. Hợp đồng sẽ tự bay đến; Tôi sẽ may mắn hơn và đạt chỉ tiêu. Mọi việc luôn là như thế với tôi.” Hỡi anh bạn, một vài hợp đồng mốc meo, sự thụ động, và may mắn không phải là công thức thành công cho phát triển khách hàng mới.
Họ không thể “kể câu chuyện”
Nhiều người bán hàng thất bại trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng vì họ không thể “kể câu chuyện.” Câu chuyện bán hàng là vũ khí quan trọng nhất mà chúng ta dùng hàng ngày, và... suốt ngày. Chúng ta sử dụng những điểm đáng nói trong câu chuyện của chúng ta trên điện thoại và cố gắng lôi kéo người khác gặp chúng ta. Những mảnh ghép và chi tiết nhỏ của “câu chuyện” cuối cùng sẽ kết thúc ở email, tin nhắn, và các bài thuyết trình.
Có tội ác nào trong bán hàng lớn hơn việc làm nhàm tai khán giả? Chúng ta hẳn đều đã từng bị “giới thiệu” bởi những người bán hàng làm ta ngán đến tận cổ. Những câu chuyện của người bán hàng thường xuyên bị tập trung vào bản thân. Toàn là về những người bán hàng và công ty, hay những đề nghị vĩ đại của anh ta. Thẳng thắn mà nói, tôi liên tục bị thất vọng bởi những người bán hàng thiếu nhiệt tình và năng lượng khi họ nói chuyện. Hãy thành thật. Nếu bạn cũng không thích thú gì những thứ bạn bán, thì làm sao bạn có thể làm cho một khách hàng tiềm năng thấy hứng thú được?
Những người bán hàng thất bại không thu hút được khách hàng mới bởi hơn cả việc tập trung vào bản thân, họ quá dài dòng lôi thôi, và thông điệp của họ thường rất mơ hồ, tối nghĩa. Nhiều người bán hàng không đầu tư năng lượng để làm cho câu chuyện của mình sắc bén mà thay vào đó lại đi một đường bóng chẳng khác gì các đối thủ của mình hay buộc khách hàng phải hành động. Tôi không thể nói rõ ràng hơn nữa: Người bán hàng thường thất bại bởi họ không kể chuyện hiệu quả. 
Họ chọn lựa các khách hàng mục tiêu một cách khủng khiếp và thiếu tập trung
Nhiều người bán hàng thất bại trong việc kiếm khách hàng mới vì họ đang đi loanh quanh không mục đích. Quá nhiều khi, họ không tập trung vào một danh sách khách hàng tiềm năng, trọng điểm được chọn lựa có chiến thuật.
Đôi khi họ thất bại bởi họ không đầu tư thời gian và trí não để đảm bảo họ đang hẹn gặp đúng người. Thậm chí những tài năng sáng giá nhất cũng sẽ gặp nhiều khó khăn để thành công nếu những nỗ lực của họ đi sai hướng. Tuy nhiên, phổ biến hơn việc thẳng thắn gọi điện cho danh sách khách hàng sai là những người bán hàng không tập trung vào danh sách mà anh ta đang có. Những người bán hàng nổi tiếng là thiếu kỷ luật và mất tập trung. Họ cố gắng gọi cho một khách hàng (một lần), nhưng chẳng đi đến đâu. Thay vì gọt giũa lại vũ khí của mình và tiếp tục tấn công mục tiêu chiến thuật đã chọn, họ lại quay ra theo đuổi những khách hàng mới khác. Chính những thay đổi thường xuyên này là tiếng chuông cáo phó cho cái chết của họ bởi họ sẽ không bao giờ thắng được lực kéo của các mục tiêu đã định.
Theo kinh nghiệm của tôi và những gì tôi đã thấy ở những nhân viên hiệu quả nhất, thành công với khách hàng mới thường là kết quả của sự kết hợp giữa sự kiên trì, sáng tạo, và khả năng phục hồi trong khi vẫn tập trung vào một danh sách có hạn những khách hàng mục tiêu được lựa chọn cẩn thận. 
Họ đến “muộn tiệc”
Trong đời sống xã hội, đi trễ giờ dự tiệc có thể coi là phong cách, nhưng trong khi xây dựng thương vụ mới, đây là lỗi chết người. Nhân viên bán không chủ động làm ra một danh sách các khách hàng mục tiêu thường thấy bản thân ở trong tình trạng đi muộn hay là người cuối cùng thấy cơ hội.
Khi chúng ta tìm đến cơ hội muộn, thường sẽ gặp các khách hàng tiềm năng đã/ đang mua bán và tìm hiểu rồi. Có vài nhà tư vấn bán hàng sẽ nói rằng đây chính là những gì bạn muốn, một người mua chất lượng, hiểu biết, và đã chuẩn bị sẵn sàng. Tôi không thể đồng tình với ý kiến này. Khi chúng ta đến muộn, chúng ta sẽ bị tắc với việc phải phản ứng lại với khách hàng chứ không phải là dẫn dắt họ. Những định kiến ban đầu của họ có thể đã được hình thành. Họ có lẽ cũng đã bắt đầu quá trình định giá. Thay vì việc trở thành một người tạo ra giá trị, hay người giải quyết vấn đề, chúng ta trở thành người bán hàng ngược chiều, và bị coi là các nhà cung cấp hay bán lẻ tiềm năng (sao mà tôi ghét những cụm từ này).
Tình cảnh tồi tệ nhất là chúng ta cuối cùng lại phải chơi trong trò chơi mà các đối thủ của mình đã tiến hành từ lâu. Trên thực tế, trường hợp tồi tệ nhất là khi chúng ta mắc kẹt với việc trả lời thư cho một yêu cầu chào hàng mà đối thủ của mình giúp các khách hàng tiềm năng viết nên! Điều này đã xảy ra với tôi và tin tôi đi, không có gì hay ho khi phải chiến đấu trong trò chơi đã được dàn xếp sẵn cả.
Có nhiều người bán hàng hứng khởi quá mức khi được mời nộp một đơn chào hàng mà họ không trông đợi. Tôi không nói rằng trả lời yêu cầu chào hàng là điều xấu. Điều tôi muốn nói là chúng ta ở vị trí tốt hơn nhiều khi cơ hội nộp đơn chào hàng được tạo ra từ chính những nỗ lực bán hàng chủ động của chúng ta. 
Họ có thái độ tiêu cực và tầm nhìn bi quan
Điều này hoàn toàn thông thường, dễ hiểu. Bạn có thể kể tên bất kì người nào thật sự thành công mà lại có một cái nhìn tiêu cực về cuộc sống không? Tôi thì không thể. Và tôi biết rằng chắc chắn tôi không thấy một người quá bi quan nào thành công trong vai trò một người bán hàng. Nếu bạn biết, hãy chia sẻ câu chuyện đấy với tôi nhé. Tôi rất muốn được gặp và học hỏi thêm ở ngôi sao bán hàng tiêu cực bi quan.
Điều quan trọng là: Người bán hàng thắng lợi chịu toàn bộ trách nhiệm cho kết quả của họ. Họ không kêu ca và phàn nàn. Còn những người không đạt chỉ tiêu tạo thêm thương vụ mới thì lại có một danh sách những lý do vững chắc ngay trong tay.
Những người bán hàng lười biếng, tự mãn, lý sự về mặt tâm lý là họ đã thất bại rồi. Chấm hết.
Họ cảm thấy tội lỗi vì giả vờ nỗ lực gọi điện thoại hay gọi cho có
Nhấc điện thoại lên để gọi cho khách hàng tiềm năng thường là nhân tố quan trọng cho việc xóa bỏ rào cản giữa khách hàng và nhân viên bán hàng. Những người kiến tạo thương vụ mới thường biết rằng đây là việc họ cần làm trong khi những người thất bại thường tìm mọi lý do để không phải nhấc điện thoại lên.
Một vài người bán hàng làm giả chuyện này rất tốt. Họ vờ như đang chủ động gọi điện thoại nhưng không thực sự làm như thế. Nói thật sự rõ ràng ra, đây có lẽ là thói quen làm cho tôi dễ dàng ngã quỵ nhất.
Nỗ lực “giả” của tôi bắt đầu sau khi tôi ngồi yên vị trong suốt khoảng thời gian mà tôi đã tính toán chuẩn từ trước. Tôi tạo ra một lỗi chết người là dò qua một hay hai trang tin tức trước khi tôi bắt đầu gọi điện thoại cho khách hàng. Hay tôi sẽ lên LinkedIn nghiên cứu một khách hàng tiềm năng và để những con sâu kiểm tra đống táo của tôi trước. Trước khi tôi nhận ra, tôi đã đang thay đổi đội hình cho đội bóng tưởng tượng của mình, kiểm tra thời tiết cho chuyến đi thăm khách hàng sắp tới. Bốn mươi lăm phút sau, tôi vẫn chưa bắt đầu gọi điện thoại. Và đương nhiên, tôi cũng quên đóng email nên trong khoảng thời gian ấy, vài tin nhắn gửi đến từ các khách hàng và bạn bè thân thiết nhất. Không thể làm ngơ một yêu cầu từ CEO của khách hàng lớn nhất của bạn? Bốn mươi lăm phút nữa lại trôi qua. Trước khi bạn nhận ra, chỉ còn 30 phút nữa trong khoảng thời gian hai giờ bạn dành ra cho những cuộc điện thoại chủ động. Hmm, Tôi bắt đầu thấy đói; tôi nên mời ai đi ăn trưa? Và đấy là cách chúng ta giả mạo những nỗ lực gọi điện thoại. Có ai thấy liên quan không?
Những nỗ lực đáng thương tới từ những người bán hàng thật sự gọi điện nhưng lại quá căng thẳng và không thoải mái thành ra những cuộc gọi này hoàn toàn không tác dụng. Sự thiếu tự tin đã hủy hoại tình trạng tâm lý và sắc thái của giọng nói. Họ nghe như là, tha thứ cho cách nói này của tôi, họ chỉ gọi lấy lệ, quay số, gọi điện, để họ có thể nói là họ đã làm xong việc. 
Rất nhiều nhân viên bán hàng thất bại trong việc phát triển khách hàng mới vì họ giả vờ gọi điện thoại hoặc họ thật sự kém khi gọi điện.
Họ không đáng yêu, không chịu thay đổi phong cách để thích nghi hay có EQ thấp
Hãy hoàn thành mệnh đề này: Mọi người không mua hàng từ những người mà họ ___________. Đúng! Mọi người mua hàng từ những người họ yêu thích. Buồn thay, có những người cố gắng bán hàng mà lại không đáng yêu lắm. Và thực tế thì, đây là một vấn đề.
Có vài người mà trong khi bán hàng, những thói quen, tật xấu hay hơi thở có mùi làm cản đường thành công của họ. Điều này nghe có vẻ tầm thường nhưng là sự thật. Một vài người trong chúng ta cần có một người bạn thành thật để can đảm nói cho ta sự thật rằng chúng ta làm mọi người chán như thế nào. Tôi đã từng làm việc với một người bán hàng cấp cao nhưng lại hoàn toàn là một đống lộn xộn nhúm nhó. Trong suốt cuộc gặp khách hàng, anh ta có thể ngồi trong bàn họp ngả ghế ra sau với một tay để sau gáy cuốn tóc từ phía sau đầu. Cuối cùng, CEO của anh cũng chướng mắt và nói thẳng vào mặt anh ta, “Anh cần phải thay đổi. Những điều này chỉ đang làm hại anh thôi.”
Một nhân tố quan trọng để làm bạn được yêu thích là khi kết nối với khách hàng tiềm năng, bạn phải có phong cách nói chuyện. Chúng ta khác biệt. Một vài người di chuyển và nói nhanh trong khi những người khác thì chỉ bình thường. Một vài người nói to và cảm xúc, và có những người ngược lại, lặng lẽ và bình tĩnh hơn. Có những người có động lực, “đi tới những vấn đề trọng tâm càng nhanh càng tốt”, và lại có những người có đầu óc phân tích muốn nghe mọi thông tin chi tiết và có đủ kiên nhẫn để lắng nghe.
Chỉ số trí thông minh cảm xúc (EQ) là thước đo trí thông minh trong khả năng nhạy cảm và giao tiếp của bạn. Nó liên quan đến khả năng bạn quản lý bản thân, những cảm xúc của mình, các mối quan hệ và nhận thức của mọi người về bạn. Tất cả những điều này đều là vấn đề khá lớn khi bạn làm trong lĩnh vực bán hàng. Người có EQ thấp dù có thông minh và năng nổ thế nào, cũng sẽ gặp khó khăn khi tạo quan hệ với người khác và thế nên họ sẽ phải vật lộn để dựng nên được thương vụ mới.
Trong ngành bán hàng, công việc của chúng ta là kết nối với người mua. Sẽ rất khó khăn nếu ta đối xử với mọi người hệt như nhau một cách thiển cận, mà không quan tâm đến phong cách của họ. Tôi đã từng thấy sự mất liên kết thảm hại trong nhiều cuộc gặp khách hàng. Những người bán hàng liên tục hoạt động, nói nhanh, nhiệt huyết hẹn gặp các khách hàng kín đáo, chuyên môn, thích tìm kiếm dữ liệu. Ồ! Đôi khi những người bán hàng thất bại trong việc phát triển khách hàng mới chỉ đơn giản bởi họ thiếu nhận thức hay những kỹ năng liên quan để giúp họ thích nghi với phong cách của người họ cần nói chuyện. 
Thêm một lần nữa, người ta mua hàng từ người mà họ yêu thích và tin tưởng. Một phần công việc của bạn là đảm bảo rằng mình đáng yêu và đáng tin.
Họ không thể thực hiện được một cuộc gặp bán hàng hiệu quả
Trong nhiều trường hợp, điều quan trọng nhất trong những việc ta làm là một cuộc gặp mặt đối mặt để bán hàng. Phần nhiều công việc trong phát triển thương vụ mới của chúng ta là giữ được một cuộc hẹn với khách hàng tiềm năng. Vì chúng ta làm việc quá chăm chỉ cho cuộc gặp này, ta phải nên thực sự hiệu quả khi đứng trước mặt khách hàng đó. Nhưng nhiều nhân viên bán hàng thất bại bởi họ gượng gạo khi phải tổ chức buổi gặp mặt đầu tiên.
Riêng tôi đã tham gia khoảng 2000 cuộc họp bán hàng trong suốt sự nghiệp của mình, khoảng một nửa là với tư cách nhân viên bán hàng và một nghìn cuộc họp còn lại, tôi đóng vai trò bên thứ ba (quản lý hay huấn luyện viên bán hàng). Tôi đã từng thấy những nghệ thuật bán hàng tuyệt vời trình diễn trong những buổi gặp khách hàng chuyên nghiệp tuyệt hảo. Và tôi cũng từng thấy những cuộc gặp gỡ thất bại và bị tàn phá thảm hại theo mọi cách có thể tưởng tượng ra.
Hầu hết các cuộc gặp khách hàng tôi thấy đều không được tổ chức tốt. Nhân viên bán hàng hoặc là đi họp mà không có một kế hoạch chắc chắn, hoặc họ không chia sẻ kế hoạch (lịch trình) của họ với khách hàng. Không tình huống nào là lý tưởng cả, nhưng người ta lại vẫn thường mắc một trong hai lỗi này. Nếu không có một kế hoạch hay lịch trình sắp xếp hợp lý, quyền kiểm soát thường rơi vào tay khách hàng. Người mua cuối cùng lại định hướng cho cuộc nói chuyện và đây không còn là cuộc họp bán hàng dù nó có được khởi xướng bởi người bán đi chăng nữa. Một kết cục khác khi không có một kế hoạch chu đáo là nhân viên bán sẽ lâm vào tình cảnh nói quá nhiều. Hãy tưởng tượng điều đó. Một nhân viên bán hàng lắm chuyện.
Cuộc họp bán hàng thường không hiệu quả vì người bán hàng thường quên mất mục đích của cuộc họp; đó là chúng ta ở đó để tìm ra nỗi đau, những vấn đề tiềm tàng mà chúng ta có thể giải quyết, và những cơ hội mà chúng ta có thể giúp giải quyết. Nhiều người bán hàng vẫn thường nhầm lẫn giữa “trình bày” và “bán hàng”. Họ nói phần lớn thời gian và không hỏi đủ các câu hỏi hay. Thậm chí khi họ nỗ lực thăm dò, nhân viên bán hàng thường không lắng nghe các câu trả lời. Hết lần này đến lần khác, tôi thấy những người mua cố gắng hướng dẫn và gợi ý cho người bán. Mà người bán hàng quá bận rộn trình bày nên không nhận ra, chạy thẳng qua các gợi ý này. Tôi thậm chí còn thấy những người mua cố gắng dừng và định hướng lại cho người bán hàng đến những chủ đề có liên quan hơn, nhưng chỉ làm người bán bị gián đoạn đôi chút hoặc là sẽ nói át luôn những tiềm năng này. Thực sự là như thế.

Họ thích chăm sóc các khách hàng sẵn có
Đây có lẽ là lý do nhạy cảm nhất trong số 16 lý do khiến người bán hàng thất bại trong việc tạo thương vụ mới. Tôi thường phải hét đến mức to nhất khi chia sẻ những ý nghĩ này, và tôi cũng thường phải nhận những bước lùi từ những người quản lý khách hàng thường xuyên gặp nhiều khó khăn nhưng lại thấy phản cảm với những lý luận của tôi.
Nhìn qua thì quan điểm của tôi khá cực đoan. Sao tôi lại dám lớn tiếng rằng nhân viên bán hàng thất bại bởi họ đầu tư quá nhiều thời gian và công sức chăm sóc khách hàng của mình?  Tôi không nói rằng chúng ta không cần phục vụ khách hàng. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng phần lớn nhân viên bán hàng thích phục vụ quá mức những khách hàng sẵn có thay vì tìm kiếm những tiềm năng mới. Tìm kiếm những khách hàng mới là cái mà ta cần hỗ trợ nhiều nhất chứ không phải là quản lý những mối quan hệ sẵn có.
Hãy nghe tôi nói, chúng ta đều hiểu điều này. Bạn dễ nói chuyện với người mình đã biết từ trước hơn. Cũng không cần phải suy nghĩ chủ động nhiều để đáp lại một yêu cầu từ khách hàng quan trọng. Những email đến và báo cho chúng ta biết có việc gì đó khẩn cấp cần làm. Điều này làm ta cảm thấy tốt đẹp và hiệu quả. Những việc này cũng sinh lợi và giúp trả các chi phí, đặc biệt khi những chế độ lương thưởng cũng chỉ trả hoa hồng ngang nhau cho khách hàng mà ta vẫn có từ hàng năm trước với khách hàng mà ta chỉ mới mang về hôm qua. Tôi hiểu điều này. Mọi người đều hiểu điều này.
Vấn đề là những nhân viên bán hàng bực mình với chuyện này nhất lại chính là người thất bại thảm hại khi nói đến việc đạt chỉ tiêu khách hàng mới. Tôi thấy nhiều nhân viên bán hàng quan hệ tốt chỉ sống vì sự công nhận của khách hàng. Họ cảm thấy vui vẻ khi được cần đến. Họ nói những thứ như là, “nếu tôi không làm những việc này, thì ai lo bây giờ?” Câu trả lời khác của Người- quản-lý-khách-hàng-thường-xuyên-học-việc là: “Tôi bán nó. Tôi có trách nhiệm. Khách hàng tin tưởng tôi.” Tuyệt vời. Khách hàng tin tưởng bạn. Tôi đánh giá cao giá trị của việc duy trì mức độ hài lòng của khách hàng. Nhưng việc của tôi là chỉ ra chi phí cơ hội của một người bán hàng dành 95% thời gian ngồi vỗ về những khách hàng sẵn có, điều này nghe giống như là vai trò của đội chăm sóc khách hàng hơn là nhiệm vụ của đội bán hàng.
Họ bận rộn để trở thành công dân tốt
Lý do này làm tôi gặp vấn đề với những người bạn bên quản lý nhân sự và cảnh sát văn hóa doanh nghiệp. Tương tự như lý do trước, nhìn bề ngoài thì làm một công dân tốt dường như là điều vô hại. Tham gia hội đồng tổ chức tiệc Halloween hay đại diện cho đội bán trong các nhiệm vụ đảm bảo an toàn chung thì có gì xấu nào? Trên quan điểm của tôi, thì rất nhiều thứ tai hại. Có vài người trong lĩnh vực bán hàng còn thích tự nguyện đi cọ nhà xí hơn là ngồi với một người lạ và hỏi một vài câu hỏi về công việc của họ cũng như đối diện với khả năng bị từ chối.
Có rất nhiều điều để nói về “lòng tốt” hiện nay. Người ta bị đánh giá bởi việc họ đối xử với mọi người tốt đẹp như thế nào và họ có thể đóng góp gì cho cả đội. Những điều này nghe đều tốt cả. Nhưng tôi có thể tự tin mà viết rằng hiếm khi nào những người được bầu là “dễ chịu nhất, vị tha nhất của đội” lại là người lôi kéo được nhiều thương vụ mới nhất. Hoàn toàn ngược lại, những người tốt nhất này thường xuyên biểu hiện kém hơn. Những người gặp khó khăn khi nói không hay khi giao việc cho người khác thường đẩy những nỗ lực phát triển bán hàng xuống đáy của danh sách những việc cần làm của họ.
Những người bán hàng thích thực hiện những yêu cầu của khách hàng trong suốt quá trình sản xuất, hay là người mà tất cả mọi người đều gọi đến yêu cầu giúp đỡ khi iPhone của họ ngừng đồng bộ hóa với email của công ty, đảm bảo sẽ không đứng đầu danh sách những người mang lại nhiều thương vụ mới nhất. Bảo đảm chắc chắn. Những nhân viên bán hàng hàng đầu thường ích kỷ một cách hiệu quả với thời gian của họ. Họ không gặp vấn đề gì khi thẳng thừng ngắt một cuộc nói chuyện phí thời gian với đồng nghiệp. Khi những tay săn khách hàng thấy máy photocopy bị kẹt giấy, anh ta sẽ không mở hộp máy và bắt đầu đọc ma trận những hướng dẫn. Anh ta sẽ đá cửa máy photo và hét gọi người khác làm những thứ vớ vẩn này hết kẹt bởi anh ta có một đề nghị bán hàng lớn phải hoàn thành hôm nay.
Làm một người công dân tốt và hòa đồng có thể làm cho bạn thấy được yêu quý, nhưng không có nhiều khả năng điều này sẽ giúp bạn giành thêm nhiều khách hàng mới. 
Họ không làm chủ quá trình bán hàng của mình
Những nhân viên bán hàng không có một bức tranh tưởng tượng rõ ràng về “con đường đến khách hàng” hay không thể làm rõ quá trình bán hàng của họ thường phải vật lộn để lấy một hợp đồng mới. Khi chúng ta không làm chủ được quá trình bán hàng, nhiều khả năng chúng ta cuối cùng sẽ phải tuân theo những trình tự tiến hành của người mua. Và không ngạc nhiên gì, các cách làm của người mua thường sẽ đặt chúng ta vào những tình huống bấp bênh không có lợi.
Tôi thấy tình trạng này diễn ra theo nhiều cách khác nhau khi nhân viên bán hàng làm mọi thứ khách hàng tiềm năng của họ yêu cầu. Đây dường như là điều đúng đắn vì khách hàng yêu cầu bạn làm những điều này, nhưng không phải vì thế mà điều này là đúng đắn.
Thi thoảng khách hàng tiềm năng sẽ mời bạn đến thuyết trình. Thuyết trình là một trong những từ hay làm cho tôi sởn da gà. 
Khi tôi nghe thấy một nhân viên bán hàng nói về một “buổi thuyết trình,” tôi đã học được cách hỏi một loạt các câu hỏi: Chúng ta đã nghiên cứu những gì? Chúng ta sẽ thuyết trình cho ai, và chúng ta biết gì về họ? Tại sao chúng ta lại được yêu cầu thuyết trình? Đáng thất vọng thay, câu trả lời tôi thường nhận được là khách hàng tiềm năng yêu cầu đội bán hàng thuyết trình tổng quan về các khả năng và chúng ta đã đồng ý làm điều này. Cho đến thời điểm này chúng ta vẫn chưa làm nhiệm vụ gì liên quan đến bán hàng cả và không thể trả lời những câu hỏi tôi đã đặt ra. Nhưng vì một lý do nào đó, những nhân viên bán hàng vẫn rất hăng hái tham gia thuyết trình và phơi bày mọi chuyện mà không biết bất kỳ điều luật nào. Đây là một ví dụ về việc chúng ta sẽ rơi vào các trình tự tiến hành của người bán như thế nào.
Một ví dụ khác là người bán yêu cầu chào giá từ rất sớm trong quá trình bán hàng, đôi khi chỉ sau cuộc họp đầu tiên. Nhân viên bán hàng, người thường bị đánh giá bằng số lượng và giá trị của các đề nghị, đã sẵn sàng hợp tác. Tôi muốn đưa ra ý kiến để thảo luận rằng chào giá quá sớm trong quy trình bán hàng (hay còn gọi là Hội chứng chào giá trước thời hạn) thường cho ra những đề nghị kém lý tưởng và đặt người bán hàng vào thế bất lợi. Một vài nguy hiểm tiềm tàng của việc ra đề nghị quá sớm bao gồm: việc không xác định được những tiêu chuẩn để người bán ra quyết định, và vấn đề cơ bản thực sự thúc đẩy yêu cầu phải đặt hàng.
Dù là thuyết trình trước khi nghiên cứu khách hàng và tạo dựng mối quan hệ hay chào giá trước khi hiểu rõ bức tranh toàn cảnh, kết quả là như nhau: Không làm đủ và tuân theo quy trình bán chắc chắn sẽ hạn chế tính hiệu quả của những nỗ lực bán hàng và dĩ nhiên là làm giảm tỷ lệ thành công của chúng ta.
Họ không sử dụng và bảo vệ lịch làm việc của mình
Đừng ngạc nhiên là với tất cả những ứng dụng, công nghệ, công cụ và trò chơi mà chúng ta có ngày nay, quản lý thời gian vẫn còn là một chủ đề nóng đến vậy. Chẳng phải là đã gần 30 năm kể từ ngày Franklin Planner là tâm điểm của mọi giận dữ? Bốn trăm đô để mang một bản kế hoạch nặng gần 20 cân!
Vẫn câu chuyện đó, chỉ khác về thời gian. Nhắc đến bán hàng và tìm kiếm khách hàng tiềm năng, lịch làm việc là một vấn đề quan trọng. Nói một cách đơn giản, hầu hết mọi người trong lĩnh vực bán hàng đều dễ dàng bị phân tán tư tưởng khỏi bất kỳ thứ gì liên quan đến việc theo đuổi khách hàng mới. Hiếm người bán hàng nào lại đã viết ra được một bản kế hoạch kinh doanh và còn hiếm hơn khi muốn tìm người có kế hoạch làm việc tuân theo bản kế hoạch này.
Người bán hàng tài năng có thể thành công trong việc tìm được khách hàng mới thường không làm như vậy bởi họ không muốn từ bỏ thời gian chủ động tìm kiếm khách hàng. Tôi sẽ nói điều này một lần nữa: Không ai sinh ra đã ở trong chế độ tìm kiếm cả. Không một ai cả. Tôi chưa bao giờ thấy một người bán hàng nào tìm ra được mười lăm phút rảnh rỗi và nói rằng, “Này, thật tuyệt là tôi có thời gian rảnh đấy. Để tôi lấy danh sách khách hàng mục tiêu và gọi vài cú điện thoại xem tôi có thể liên lạc được với khách hàng mới và sắp xếp một vài cuộc hẹn không nhé.” Chưa bao giờ điều này xảy ra.
Chỉ có những người bán hàng thường xuyên dành thời gian trong lịch của mình để tìm kiếm khách hàng mới có thể thành công trong việc lấy thêm đơn hàng mới.
Họ ngừng việc học hỏi và phát triển
Một trong các thầy giáo của tôi đã nói rằng nếu anh không tiến lên, nghĩa là anh đang chết dần đi. Có vẻ như một phần lớn lực lượng bán hàng ngày nay đang hấp hối. Vì bạn đang đọc quyển sách này, những gì tôi sắp chia sẻ ở đây không áp dụng cho bạn, nhưng tôi kinh ngạc bởi có quá ít những người bán hàng xem họ như dân chuyên nghiệp và còn ít hơn nữa những người đầu tư vào sự phát triển của chính bản thân họ. Phần lớn nhân viên bán hàng không đọc bất kì thứ gì về bán hàng. Không sách vở, không nhật ký, hay tạp chí. Tôi thường nghe thấy những nhận xét như “Hoặc là bạn có thể bán hàng, hoặc là không thể.” Hay “Tôi đã làm việc này từ ngày vài khách hàng của tôi còn chưa sinh con ấy. Không có gì tôi không biết về bán hàng cả.” Wow! Ngạo mạn, thiếu hiểu biết và ít thành tựu là một tập hợp nguy hiểm và xấu xí.
Mỗi tuần tôi học thêm một điều mới. Tôi theo dõi hàng tá cố vấn bán hàng trên Twitter và bỏ ra khoảng thời gian vài chục phút mỗi tuần để đọc thông tin trên blog của họ - những thứ này đều miễn phí và có thể truy cập 24/7 chỉ với một cú click chuột hay một lần chạm nhẹ trên màn hình Ipad. Tôi nghĩ không hề quá khi nói rằng hầu hết mọi người trong ngành bán hàng có thể sẽ thấy một sự thay đổi toàn diện nếu họ đầu tư một hay hai giờ đồng hồ mỗi tuần đọc sách kinh doanh và các bài báo chuyên nghiệp giúp họ phát triển nghề nghiệp. Chúng ta sẽ không tới bác sĩ nào mà không đọc tạp chí y khoa để bắt kịp những nghiên cứu mới nhất hay không lên máy bay nào mà phi công chưa được qua đào tạo bồi dưỡng. Vậy thì điều gì làm chúng ta nghĩ rằng mình có thể trở thành những nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, hiệu quả nếu chúng ta ngừng học hỏi?
Những khách hàng tiềm năng bận rộn hơn bao giờ hết (giúp chính bản thân bạn bằng cách nhặt cuốn sách tuyệt vời của Jill Konrath Bán hàng SNAP: Gia tăng tốc độ bán hàng và giành nhiều thương vụ mới với các khách hàng ngày nay) và cũng ngại ngần với các nỗ lực bán hàng của chúng ta hơn bao giờ hết. Chúng ta phải liên tục mài sắc các kỹ năng và nâng cao sự khéo léo. Những người không sẵn sàng đầu tư nhiều khả năng sẽ bắt đầu thất bại nhanh hơn nhiều.           
Thành thật mà nói họ không thích hợp với công việc này
Đây là lý do nan giải nhất để chia sẻ bởi đó là lý do rất cá nhân. Tôi không thích phải nói điều này với người khác, nhưng với tư duy chân thực và hàng năm trời quan sát bắt buộc tôi nói rằng: Một vài người không thích hợp để thành công trong vị trí săn đuổi khách hàng.
Tôi đã có vài lần kinh nghiệm. Tôi được mời đến một tổ chức để giúp đỡ tăng sản lượng bán và thấy những thành viên của một đội bán hàng vật vã năm này qua năm khác. Thế nhưng, họ vẫn ở trong đội đó và được giao nhiệm vụ tìm khách hàng mới.
Nghe có vẻ điên rồ nhưng một vài người quan hệ quá tốt để thành công trong vai trò phát triển khách hàng mới. Mike, anh nói rằng thành công trong các mối quan hệ có thể thực sự làm giảm hiệu suất bán hàng? Vâng, tôi đang nói thế đấy. Những tay săn khách hàng phải thường xuyên đối mặt với các xung đột, nguy cơ, và những lời từ chối. Những người có quan hệ tốt (bao gồm những người bán hàng) không thể chịu đựng được những căng thẳng và xung đột thường xuyên tồn tại khi cố gắng mở cánh cửa mới và thuyết phục những khách hàng tiềm năng thay đổi ý kiến, làm hỏng một mối quan hệ với một nhà cung cấp hiện tại, và chuyển những thương vụ của họ sang cho chúng ta. Phát triển thương vụ mới đòi hỏi phải đẩy lùi được mọi sự phản kháng. Một vài người không thể thấy thoải mái khi làm việc này. Họ mới nghe một câu trả lời “Không” là lập tức nói “Cám ơn vì đã dành thời gian cho tôi” rồi cúp máy và bỏ đi. Tôi xin lỗi, nhưng nếu một nhân viên bán hàng với tư tưởng đó nằm trong đội chăm sóc khách hàng, thì người lãnh đạo thật là ngốc nghếch khi nghĩ rằng một cá nhân như thế có thể mang lại được một thương vụ mới.
Một kiểu người khác có thể sẽ phải vật lộn rất khó khăn để tồn tại trong lĩnh vực săn khách hàng là kiểu người có đầu óc phân tích cao và hết lòng vì khách hàng. Người có đầu óc phân tích thích sở hữu tất cả mọi dữ liệu và thông số trước khi hành động. Nhiều người trong số họ luôn muốn chuẩn mực, và nỗi sợ hãi lớn nhất của họ là bị sai điều gì hay làm bẽ mặt bản thân. Vậy thì, tôi có tin tốt này dành cho bạn. Làm việc với những thương vụ mới có thể rất lộn xộn. Phần nhiều những ai đã làm việc này đủ lâu đều có những câu chuyện đáng xấu hổ về những thất bại, lỗi lầm và rủi ro – tất cả những điều làm người có óc phân tích thấy vô cùng khó chịu. Bán hàng là hành động, và ngồi một chỗ phân tích không phải là một phẩm chất mang lại thương vụ mới thành công. Bất kỳ khi nào tôi chia sẻ ý kiến này với đội bán hàng, thường sẽ có người tiếp cận tôi sau đó và cảm ơn tôi về sự thất bại trần trụi này. Họ bị bẫy vào một vai trò mà họ không biết là không hề phù hợp với họ, nhưng e ngại không dám thừa nhận điều này. Hãy nghe tôi nói, không ai muốn sống khốn khổ trong một nghề nghiệp không hề liên quan đến định hướng tài năng tự nhiên của bản thân cả.
Dù là phần này có giọng điệu tiêu cực và nhiều tin xấu, tôi hy vọng chúng ta đều xem xét bản thân, thái độ và cách cư xử của mình. Tôi khuyến khích các bạn dành thời gian một vài phút để lướt qua toàn bộ danh sách ở phần kết luận của phần này. Hãy nhìn vào gương và hỏi ý kiến của một vài người bạn hay đồng nghiệp nữa. Đôi khi, chúng ta gặp khó khăn để đánh giá đúng bản thân mình, nhưng có người hiểu chúng ta và quan tâm đến thành công của chúng ta có thể đưa ra những góc nhìn rõ ràng hơn.
Điều gì trong 16 lý do khiến nhân viên bán hàng thất bại trong phát triển thương vụ mới đang cản trở thành công của bạn?
1. Bạn không cần phải tìm kiếm khách hàng, bạn không biết cách để làm hay chưa nhìn thấy ai làm mẫu chuẩn cho mình.
2. Bạn mất quá nhiều thời gian chờ đợi - chờ đợi công ty hay chờ đợi những tài liệu mới, chờ chỉ đạo rõ ràng hơn hay chờ sự nhận thức của khách hàng.
3. Bạn cho phép mình trở thành tù nhân của hy vọng vào một vài hợp đồng quý giá và ngừng quá trình làm việc để tạo ra cơ hội mới.
4. Bạn không thể kể một câu chuyện bán hàng hiệu quả.
5. Bạn cảm thấy khủng khiếp trong việc lựa chọn và tập trung vào các khách hàng mục tiêu.
6. Bạn đến muộn tiệc và phải chơi trong trò chơi mà người khác đã khởi xướng trước.
7. Bạn trở nên tiêu cực và bi quan.
8. Bạn hoặc là đang giả vờ gọi điện thoại hay có thể nói chuyện điện thoại tốt hơn nhiều về những gì bạn đang làm.
9. Bạn không trở nên đáng để người khác yêu thích và không chịu điều chỉnh cho phù hợp với phong cách của người mua.
10. Bạn không thực hiện một cuộc họp bán hàng hiệu quả.
11. Bạn chăm sóc và giám sát những khách hàng sẵn có của mình.
12. Bạn quá bận rộn để thành người công dân tốt và giúp đỡ mọi người khác
13. Bạn không làm chủ được quy trình bán hàng và rơi vào trình tự tiến hành của những người mua.
14. Bạn không sử dụng lịch trình làm việc của mình thật tốt và không bảo vệ thời gian của mình.
15. Bạn ngừng việc học hỏi và phát triển bản thân.
16. Bạn không thích hợp với việc tìm kiếm và săn lùng thương vụ mới.




Làm thế nào để giải quyết các vấn đề trên và các tuyệt chiêu như nào sẽ được giới thiệu ở các phần tiếp theo, bạn hãy theo dõi hoặc tham gia khóa học để được tận hưởng ngay những tuyệt chiêu này.
 Xây dựng website




Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: https://www.youtube.com/channel/UCOxeYcvZPGf-mGLYSl_1LuA/videos
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ vui lòng liên hệ qua email: dinhanhtuan68@gmail.com

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn