Thông minh hơn, tăng khả năng giao tiếp, lương thiện, tăng kỹ năng vận động... cho trẻ là những lợi ích tuyệt vời của âm nhạc với trẻ.
Âm nhạc giúp trẻ thông minh hơn
Theo
nhà nghiên cứu tâm lý học Fran Rauscher và Gordon Shaw thuộc Đại học
California – Irvine, Hoa Kỳ thì có mối liên hệ chặt chẽ giữa trình độ âm
nhạc với việc kiểm soát trình độ toán cao cấp. Tương tự như vậy với khả
năng trong các lĩnh vực khoa học khi con bạn đã đi học.
Âm
nhạc có khả năng tăng sự thông minh đặc biệt của trẻ đến 46% so với
những đứa trẻ không được lớn lên cùng âm nhạc. Sự kết hợp giữa âm nhạc
và ngôn ngữ sẽ giúp trẻ thoải mái hơn trong giao tiếp và phát huy tốt
tính sáng tạo của trẻ.
Âm nhạc giúp nâng cao kỹ năng vận động cho trẻ
Tác
giả của cuốn sách “Học trước khi sinh: Hãy để trẻ em hưởng những quà
tặng xứng đáng” của Tiến sĩ Brent Logan cho biết em bé (thậm chí là một
thai nhi) khi nghe nhạc thì có nhịp tim và sự phát triển thể chất tốt hơn.
Nhịp
điệu của âm nhạc đã chứng minh có khả năng kích thích em bé để vận động
một cách vui vẻ. Phản xạ này chắc chắn giúp bé phát triển về thể chất,
về sức mạnh và sự phối hợp và điều khiển động cơ hành động của trẻ.
Những đứa trẻ được giáo dục sớm về âm nhạc sẽ có thiên hướng vận động
tốt hơn những trẻ không được học âm nhạc từ nhỏ.
Âm nhạc giúp cho trẻ biết cách thể hiện chính mình
Con
người dùng rất nhiều cách để thể hiện chính. Đối với trẻ em thì sao?Làm
thế nào để trẻ có thể thể hiện được cá tính của mình? Một cách thú vị
nhất, đấy chính là âm nhạc. Âm nhạc đem đến cho mọi người niềm vui, giúp
mọi người bày tỏ những sắc thái tình cảm khác nhau trong cuộc sống.
Âm nhạc giúp trẻ cải thiện kỹ năng giao tiếp
Theo
Logan, âm nhạc có thể giúp phát triển não bộ ở trẻ sơ sinh trong việc
tiếp nhận thông tin. Khả năng này sau đó ảnh hưởng đến kỹ năng của bé
trong giao tiếp.
Chuyên
gia khoa học thần kinh, bác sĩ Dee Joy Coulter, và là tác giả của cuốn
sách: “Kết nối sớm cho trẻ thơ: Tạp chí âm nhạc và dạy học dựa trên
những khoảnh khắc”. Theo Coulter, trò chơi đưa trẻ tương tác với âm nhạc
có thể nâng khả năng ngôn ngữ và từ vựng ở trẻ nhanh chóng. Tiếp đó,
trẻ sẽ trở thành một người có tổ chức về các ý tưởng và có khả năng giải
quyết vấn đề một cách nhanh chóng.
Học
một loại nhạc cụ giúp trẻ thoát khỏi vỏ bọc của chính mình. Những trẻ
tham gia vào một nhóm hoặc một ban nhạc sẽ học hỏi được các kĩ năng quan
trọng trong cuộc sống, ví dụ như: làm thế nào để kết nối với mọi người,
kĩ năng làm việc theo nhóm cũng như kĩ năng lãnh đạo.
Âm nhạc giúp trẻ khỏe hơn, sức đề kháng tốt hơn
Tiến
sỹ Manoj Kumar, đến từ trường đại học Alberta ở Canada nói: “Có nhiều
bằng chứng sơ bộ cho thấy, âm nhạc có thể tạo ra nhiều tác dụng tích cực
lên trẻ sinh non. Nó làm giảm thiểu những đau đớn khó chịu mà trẻ gặp
phải.
Âm
nhạc cũng kích thích trẻ ăn nhiều hơn, vì thế mà cân nặng được tăng
lên”. Tiến sỹ còn nói thêm rằng, âm nhạc cũng có thể làm giảm đi những
chi phí về chăm sóc và thuốc thang cho gia đình – Những kết luận mới này
được dựa trên những nghiên cứu tiến hành từ năm 1989 đến năm 2006.
Trẻ sơ
sinh được nghe nhạc Mozart cũng giúp giảm được đáng kể nguy cơ mắc các
vấn đề về thần kinh sau khi sinh. Trong quá trình nghe nhạc, một thiết
bị camera đã ghi lại toàn bộ những hoạt động và biểu hiện của trẻ sơ
sinh và đã công nhận âm nhạc Mozart đã có những ảnh hưởng tuyệt vời đến
trạng thái tinh thần của trẻ.
Giúp trẻ lương thiện
Âm
nhạc là thứ gần gũi với tâm hồn chúng ta nhất, âm nhạc vừa đẹp đẽ lại
vừa rung động lòng người. Đặc biệt là trẻ em, tâm hồn của các bé thuần
khiết như một tờ giấy trắng, âm nhạc có thể dễ dàng khắc sâu vào kí ức
đẹp đẽ của các bé. Bạn thử nghĩ xem, một tâm hồn nhỏ bé được thấm nhuần
những nốt nhạc đẹp đẽ thì sao có thể bị vấy bẩn được chứ?
Âm nhạc sẽ rèn luyện tính kiên nhẫn cho trẻ
Trong
những buổi biểu diễn với ban nhạc hay một dàn nhạc, trẻ sẽ phải đợi đến
lượt mình biểu diễn. Điều này vô hình chung đã dạy cho trẻ đức tính biết
chờ đợi, kiên nhẫn.
Âm nhạc giúp cho trẻ hình thành sự tự tin
Cho trẻ nghe nhạc sau thời kỳ sơ sinh cũng có tác dụng ấn tượng đối với trí thông minh và kỹ năng của trẻ
Nếu
như bạn muốn con mình trở nên tự tin hơn thì hãy cho con học nhạc ngay
từ khi còn nhỏ. Cô Elizabeth Dotson-Westphalen – một giáo viên dạy nhạc
cho hay “ Nhiều trẻ khi tham gia học nhạc chia sẻ với tôi rằng chúng cảm
thấy rằng mình có thể tự phát triển sự tự tin cho bản thân mình. Và
theo thời gian, càng ngày chúng càng cảm thấy tự tin hơn.”
Cho bé nghe nhạc thế nào?
Hãy
bắt đầu cho trẻ nghe nhạc sớm: Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ sơ sinh nhớ
và thích những âm nhạc mà chúng đã nghe khi còn ở trong bụng mẹ. Vì vậy,
nếu bạn có thói quen cho con nghe nhạc ngay từ khi mang thai, hãy tiếp
tục điều này sau khi sinh bé. Mẹ nên cho bé sơ sinh nghe lại những bài
hát, bản nhạc mình thường nghe trong giai đoạn mang thai. Bé sẽ cảm nhận
được sự quen thuộc của nhịp điệu.
Không
nghe những giai điệu buồn: Trẻ 5 tháng có thể phân biệt được bài hát lạc
quan hay ảm đảm. Tiến sĩ Douglas Gentile (ĐH bang Iowa) cho biết:
“Những giai điệu giận dữ có thể khuấy động em bé, cũng như giai điệu nhẹ
nhàng sẽ xoa dịu, giúp bé thấy gần gũi, dễ chịu hơn”.
Nghe
lại: Cho bé nghe nhạc hoặc nghe mẹ hát ru cùng một bài hát tại một thời
điểm trong ngày sẽ giúp bé kết hợp bài hát với các thói quen, tạo một lộ
trình thích thú cho bé.
Hãy
nói tên của bé: Mọi em bé đều thích nghe tên của mình. Vì vậy, khi hát
cho bé nghe, hãy chèn tên bé trong các giai điệu. Khi bé nghe quen, mắt
bé sẽ sáng lên thích thú đấy.
Theo: Phunutoday.vn