Khi con bị bạn bắt nạt, cách bố mẹ hướng dẫn con giải quyết vấn đề có ảnh hưởng không nhỏ đến tính cách của con sau này Khi
con lớn và bắt đầu tiếp xúc với những môi trường mới thì hiện tượng con
bị bạn bắt nạt không phải là hiếm gặp. Cha mẹ không nên quá lo lắng mà
hãy hiểu và cùng con giải quyết vấn đề này. Cha mẹ
có thể nhận ra khi con bị bạn bắt nạt thông qua các dấu hiệu như người
chúng thường xuất hiện những vết bầm tím, trầy xước hoặc vết thương mà
cha mẹ không rõ lý do như quần áo, cặp sách bị rách, tóc tai bù xù, tinh
thần hoảng loạn, sợ hãi khi đến trường hoặc khi từ trường trở về nhà,
không muốn đi học hoặc xin bố mẹ rất nhiều tiền...
Nếu không quan tâm,
giúp đỡ tinh thần kịp thời, con sẽ hình thành nên tính cách tự ti, sợ
hãi khi đến trường lớp, thu mình với những mối quan hệ mới, ảnh hưởng
tới kết quả học tập và tương lai của con. Chính vì thế cha mẹ hãy tạo
cho con những kỹ năng để ứng phó khi bị bắt nạt. 1. Dạy con đối mặt với vấn đề Cách
tốt nhất là cha mẹ nên dạy con đối mặt với vấn đề này, cho trẻ lên
tiếng, khuyến khích con nói về điều này và dũng cảm đối diện với nó. Cha mẹ
nên khuyên con bình tĩnh, dạy con đi thẳng người và kiêu hãnh, nhìn
thẳng vào mắt của kẻ bắt nạt. Ngôn ngữ rất quan trọng. Vóc dáng tự tin,
tích cực sẽ giúp con bạn đương đầu với những kẻ bắt nạt. Cũng nên dạy
con cương quyết “dằn mặt” trẻ bắt nạt mình bằng cách nhìn thẳng vào họ
và dõng dạc nói “không được trêu tớ nữa”. Nếu tình trạng này vẫn tiếp
tục tái diễn, con nên chủ động thông báo cho thầy cô giáo, bố mẹ biết
tình trạng của mình. 2. Giúp con mở rộng mối quan hệ bạn bè Tình
bạn là yếu tố rất quan trọng. Nếu con gặp khó khăn khi kết bạn hoặc duy
trì tình bạn, bạn hãy can thiệp và giúp đỡ. Tình bạn là một pháo đài bảo
vệ con trẻ khỏi kẻ bắt nạt. Hãy quan sát và phân biệt những trẻ nào có
thể kết bạn với con và sắp xếp một buổi gặp. Khuyến khích con bạn tham
gia vào các hoạt động xây dựng sức mạnh và sự tự tin trước đám đông.
3. Giúp con phát triển lòng tự tôn Những
điều này cha mẹ có thể giúp con hình thành từ khi con còn nhỏ thông qua
việc trao đổi, khen ngợi và tạo cơ hội để con tự quyết định và tự chịu
trách nhiệm về những quyết định của chúng. Những đứa trẻ có lòng tự tôn
cao thường sẽ thể hiện ra bên ngoại sự tự tin, khả năng kết bạn và cả
khả năng giải quyết các vấn đề theo hướng tích cực. 4. Khuyên con hạn chế đi vào góc khuất Tránh
đi vào những góc khuất (nhất là đi một mình) trong trường học cũng như
trên đường đến trường và về nhà. Khi không có người khác bên cạnh. Trong
những góc khuất như vậy, rất có thể đó là một cơ hội tốt cho những trẻ
chuyên bắt nạt người khác. Không cần phải tỏ ra anh hùng theo kiểu đồng ý
hẹn gặp riêng kẻ gây hấn ở một nơi khuất xa tầm nhìn của người lớn để
“giải quyết vấn đề”. 5. Tìm kiếm sự hỗ trợ của người có trách nhiệm hoặc những người lớn khác Rất
nhiều trẻ cảm thấy không tin tưởng hoặc không thoải mái để nhờ sự hỗ trợ
của người lớn, vì thế cha mẹ cần tập cho trẻ thói quen nay ngay từ khi
còn nhỏ. Trong trường hợp này, cần cho con biết rằng, chuyện bắt nạt
không phải là điều bình thường và đôi khi một mình con không thể giải
quyết được mọi chuyện, vì thế cần phải tìm sự hỗ trợ nơi người khác bất
kỳ khi nào có thể. Tìm sự hỗ trợ của người lớn cũng chính là việc dám
nói ra những lo lắng và quan tâm của mình đến tình trạng bắt nạt. Nhiều
rắc rối có thể được giải quyết chỉ đơn giản bằng việc đưa mọi việc ra
ngoài ánh sáng. 6. Trao đổi với nhà trường Cha mẹ
cũng có thể trao đổi vấn đề này với nhà trường, thầy cô để họ để ý kịp
thời tới con mình. Bạn có thể gặp trực tiếp phụ huynh của trẻ bắt nạt bé
nhà mình để hai gia đình cùng nhau đưa ra được phương án thích hợp. 7. Nói không với bạo lực Tuyệt
đối không dạy trẻ đánh trả lại. Việc làm này chẳng khác gì bố mẹ gieo
vào đầu con trẻ quan niệm dùng vũ lực để giải quyết vấn đề. Trẻ em và
thanh thiếu niên rất có thể cảm thấy sẽ không “anh hùng” khi phải khóc
lóc hoặc để yên khi bị bắt nạt, vì thế các em có thể nhờ cậy vào các
hung khí hoặc những nhóm “xã hội đen” khác để đánh trả lại kẻ bắt nạt.
Điều này rất nguy hiểm, vì bạo lực đáp trả bạo lực sẽ càng tăng thêm
tính nguy hiểm của bạo lực và gây ra thêm nhiều rắc rối khó có thể lường
trước được.