Chi tiết về chống rung 5 trục trên Sony A7 II và tác dụng của nó khi quay phim
Mới đây, trang tin Newsshooter đã có cuộc trao đổi với Sony Châu Âu và có một số thông tin đáng chú ý về công nghệ chống rung 5 trục. Khi họ hỏi Sony rằng A7 II được định hướng như thế nào trong dòng A7 khi mà nó không có khả năng quay phim 4K cũng như khả năng quay phim trong điều kiện cực kỳ thiếu sáng như A7S. Sony trả lời rằng A7 II có những trang bị mới mẻ giúp việc quay video dễ dàng hơn.
Điểm đặc biệt làm nên A7 II đó là công nghệ chống rung ngay trên cảm biến. Các ống kính chống rung ngàm FE và ngàm E của Sony sẽ đảm nhiệm chống rung trục Yaw và Pitch, 3 trục còn lại do cảm biến lo (trừ ống E PZ 16-50mm F3.5-5.6 OSS, E 18-55mm F3.5-5.6 OSS, E 18-200mm F3.5-6.3 OSS LE, E 55-210mm F4.5-6.3 OSS sẽ dùng chống rung hoàn toàn trong cảm biến). Tuy nhiên có 4 trường hợp đặc biệt là ống kính ngàm A gồm 16mm F/1.8 Fisheye, 20mm F/2.8, 28mm F/2.8 và 500mm F/8 AF khi dùng chung với ngàm chuyển A-mount sang E-mount sẽ chỉ có chống rung 3 trục cơ bản.
Với những ống kính của bên thứ 3 không có giao tiếp điện tử với A7 II, bạn có thể tạo các cài đặt riêng cho tiêu cự để tối ưu hoạt động. Bạn có thể gán phím chức năng để thay đổi tiêu cự về mức đã được cài đặt.
Sony cho biết hệ thống chống rung sẽ hoạt động tốt với các ống kính của bên thứ ba, nhưng không có gì đảm bảo cho điều đó cả. Cụ thể là đã có 4 trường hợp mà chính ống kính của Sony cũng ko được hỗ trợ. Chống rung ở trục Roll chủ yếu là dành cho quay video. Những động tác chạy và bắn thường là những chuyển động rung khó ổn định nhất.
Một ưu điểm kèm theo của công nghệ này đó là cảm biến có thể tự làm sạch bụi bằng cách rung (vật lý) cho bụi rơi ra.
Newshooter được tiết lộ rằng A7 II dùng chung cảm biến với A7 nhưng nhờ cải tiến thuật toán xử lý ảnh nên chất lượng ảnh cao hơn đời trước. Tuy nhiên bài đánh giá thực tế của EOS.com thì lại cho thấy khả năng khử răng cưa và hiệu ứng Moirse không bằng a7S, nhất là ở các góc rộng.
Bộ codec XAVC-S được bổ sung thêm những tính năng của a7S như khả năng xuất tín hiệu 4:2:2 8-bit sạch qua cổng HDMI, S-log 2 profiles và gammas. Trên lý thuyết thì những thay đổi đó sẽ làm cho chất lượng video của A7 II đẹp hơn. Đặc biệt là ISO thấp nhất khi để ở chế độ quay phim S-log 2 là ISO 1600 thay vì ISO 3200 như ở a7S.
Phần thân máy cũng được Sony cải tiến dựa trên bộ khung cơ bản của A7. Chiếc A7 II được thiết kế để chống bụi và ẩm (mặc dù nó không có chỉ số chống nước nào). Đã có nhiều bộ phận được làm từ hợp kim magnesium hơn. Mặt trước đã được làm hoàn toàn từ kim loại và ngàm máy ảnh cũng chắc hơn. Phần báng tay cầm cũng làm lớn hơn để dễ cầm nắm. Chúng có thêm nút chức năng C2 ở đỉnh máy thay cho 1 nút như đời trước và đây là một thay đổi cực kỳ hữu ích cho người dùng. Tuy nhiên Sony vẫn không đưa khả năng quay vào nút chụp chính, hoặc ít ra cũng phải cho phép người dùng gán nó vào một nút chức năng nào đó.
Một số chi tiết nhỏ như ống ngắm điện tử EVF không có gì cải tiến nhưng màn hình LCD chính thì có công nghệ "WhiteMagic" RGBW LCD. Grip của A7 cũng không vừa với A7 II nên bạn sẽ phải mua một Grip mới từu Sony nếu bạn lên đời A7 II.
Nhìn chung nếu bạn không cần độ phân giải cao như A7R, khả năng quay video 4K hay quay phim thiếu sáng như a7S thì A7 II hoàn toàn đáp ứng tốt nhu cầu của bạn. Nếu bạn có nhu cầu quay phim cao hơn, bạn nên tìm đến A7S.