Pages

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

Để chụp ảnh đẹp hơn với điện thoại - Phần 3

Nhiếp ảnh là nghệ thuật của sự chọn lọc. Chụp ảnh bằng điện thoại cũng thế. Cầm chiếc điện thoại giơ lên bấm chụp là bạn đang làm một động tác bố trí thế nào cho cái khung màn hình đen thui của điện thoại xuất hiện một cảnh vật hay đối tượng tuỳ ý nào đó, rồi bấm nút chụp. Cái màn hình điện thoại khi ấy giống như cái khung vải bố của người hoạ sĩ. Nếu người hoạ sĩ sẽ dùng bảng màu và cây cọ trên tay tạo thành một cảnh trí thế nào thì người chụp ảnh đang lựa chọn cái khung phù hợp bảng màu của thiên nhiên vạn vật đặt vào màn hình như vậy. Bức ảnh có kết quả thế nào là bởi người chụp cho cái gì hiện lên màn hình đen thui ấy của cái điện thoại. Phần này chúng ta trao đổi với nhau về "những yếu tố quyết định cho một khung ảnh trước khi bấm chụp bằng điện thoại".
2.Camera.Tinhte.vn.

Với điện thoại, tiện ích đương nhiên cho việc chụp ảnh đó là sự cơ động, gọn gàng, linh hoạt, mang đi và chụp bất cứ chủ đề gì vào lúc nào và ở đâu. Chỉ cần giơ lên bấm là một cái hình được hình thành. Nhưng để có khung ảnh ưng ý, ngoài việc chọn một cây điện thoại theo sở thích, chọn chủ đề chụp, kiến thức cơ bản, thành thạo khai thác khả năng của điện thoại mình có, thì các yếu tố cần biết để chọn khung ảnh phù hợp sẽ giúp có bức ảnh ưng ý hơn, khắc phục phần nào hạn chế của điện thoại. Dù gì thì điện thoại vẫn là điện thoại, muốn có ảnh tốt hơn, bạn nên mua cái máy ảnh.
Tất cả hình ảnh trong bài đều được chụp bằng điện thoại.

P_20150311_063825 copy.Camera.Tinhte.vn.

1. Chọn lựa khung hình
Đứng trước một chủ đề nào đó, người chụp thường phải cân nhắc chọn lựa: Khung hình ngang hay dọc, dịch chuyển khung hình lên cao xuống thấp hay qua trái qua phải, tiến gần lại hay lùi ra xa một chút, cho những chi tiết nào vào khung, loại bỏ chi tiết nào không cho nó xuất hiện trong khung, lấy đại cảnh hay cận cảnh một chi tiết nào mà thôi... Tất cả những lựa chọn đó đều có ý nghĩa quyết định theo ý người chụp và mỗi một chọn lựa là một khung ảnh có ý nghĩa khác nhau. Chi tiết hay vật thể nào bạn muốn xuất hiện trong khung hình, lý do?
  • Điều gì làm bạn chú ý nhất trong cảnh hỗn độn? - Hãy lấp đầy khung hình đối tượng thu hút lôi cuốn sự chú ý đó của ban để làm nổi bật nó, tạo ấn tượng và loại bỏ những tiểu tiết không cần thiết xuất hiện khác.
2014a0918_a234052.Camera.Tinhte.vn.
  • Chọn bối cảnh như thế nào để giúp người xem hiểu rõ thêm về chủ đề, chẳng hạn đặt chủ thể ở góc trên hoặc dưới, giữa hoặc rìa để tạo ấn tượng hay thú vị nào đó. Thường mỗi khung ảnh đều có một điểm thú hút nào đó và nằm ở một chỗ nào đó, xác định đâu là cái thu hút mình rồi dịch chuyển vị trí và khung ảnh cho điểm đó nổi bật.
AdobePhoatoshopExpress_9f5fba08098a4cfb84d2070855071472.Camera.Tinhte.vn.
  • Tận dụng những vật thể có sẵn xung quanh để tạo sự độc đáo, mới mẻ, tránh lập lại nhàm chán cho một khung ảnh.
Ho Hoan Kiem.Camera.Tinhte.vn.

  • Những vật thể có sẵn xung quanh có thể đặt ở tiền cảnh, là vật thể có thật trong bối cảnh, tạo hiệu quả rất mạnh cho người xem. Chẳng hạn một ngọn cỏ, một cái cổng, một khung cửa, một cành cây, nhánh hoa, cục đá...
Trang Dean7 copy.Camera.Tinhte.vn.
2. Chủ đề là điểm, đường nét hoặc hình dáng
  • Một điểm nhấn chính nằm trong khung hình chiếm diện tích rất nhỏ thì tương phản với bối cảnh chung. Chẳng hạn một chiếc ghe nhỏ giữa biển hoặc một em bé đứng ở xa... Vì điểm nhỏ và đôi khi chỉ có một điểm duy nhất nên cần chú ý chọn vị trí đặt điểm ấy ở đâu trong toàn khung cho phù hợp.
P_20150311_063825.Camera.Tinhte.vn.
  • Một đường nét thì rõ ràng hơn điểm, là một tập hợp các điểm như một hàng cột, một dãy xe, một luống rau... có hướng đi tạo đường nét trong khung ảnh. Đường ngang và thẳng đứng nếu lệch với cạnh khung ảnh sẽ tạo cảm giác nghiêng lệch khó chịu; đường chéo là đường dễ tạo ấn tượng nhất, có thể nghiêng máy hay chọn góc nhìn thấp để tạo đường chéo; đường cong cũng tạo ấn tượng động cho ảnh, đường cong không thể tự tạo mà phải có sẵn trong cảnh vật.
WP_20140531_022.Camera.Tinhte.vn.
Bong do copy.Camera.Tinhte.vn.
  • Hình dáng trong thực tế thường là hình tam giác, tứ giác, tròn. Các hình khác là biến thể từ ba hình này. Tận dụng bố cục hình dáng cho khung ảnh để các thành phần được kết hợp chặt chẽ. Tứ giác gây ấn tượng vững chắc, trang trọng, trật tự; tam giác thường dùng khi có 3 điểm mạnh sẽ tạo 1 tam giác ngay trong khung, thường áp dụng chụp nhóm tập thể, phối cảnh mạnh khi chụp với góc cao xuống hoặc dưới thấp lên, bố cục hình tam giác được dùng rất nhiều vì nó tạo ấn tượng động và cấu trúc rõ ràng và đơn giản; bố cục hình tròn ít dùng và thường gom hình ảnh và hướng nhìn của người xem vào chính giữa.
Dam Chuon-Hue copy.Camera.Tinhte.vn. Bong1 copy.Camera.Tinhte.vn.
Sử dụng chủ đề là điểm, đường thẳng hay hình dáng để dẫn dắt ánh mắt người xem di chuyển từ chi tiết này đến chi tiết nọ trong ảnh. Bởi đôi khi điểm nhấn chiếm diện tích nhỏ nên cần các thành phần phụ, đường dẫn để chỉ tới điểm nhấn đó, hướng mắt người xem về đó và khám phá điều quan trọng trong khung ảnh.

3. Tỷ lệ khung hình
  • Tỷ lệ khung hình phát xuất từ hội hoạ thường được thợ chụp xử lý theo trực giác, tương đối. Một trong thủ thuật đơn giản nhất là phân chia khung hình thành 3 phần theo chiều đứng và ngang, giao điểm của các đường thẳng ngang và đứng đó tạo thành những điểm tốt nhất để bố trí chủ đề vào đó để tạo cảm giác hài hoà tự nhiên. Các giao điểm này thường được gọi là điểm mạnh, hay là tỷ lệ vàng của hội hoạ.
IMAG0500.Camera.Tinhte.vn copy.
  • Nhưng tuân theo tỷ lệ chỉ đảm bảo tạo ra khung hình hài hoà chứ không tạo ra bức ảnh ấn tượng độc đáo. Tuân thủ mọi công thức và quy tắc thì ảnh chỉ là một sự rập khuôn nhàm chán, những sản phẩm được sản xuất hàng loạt, không phải sự sáng tạo cá nhân.
Love.Camera.Tinhte.vn copy.
Anh mat Hmong.Camera.Tinhte.vn.

4. Góc nhìn
  • Bắt kịp khoảnh khắc là quan trọng trong nhiếp ảnh và nhiều khi không kịp thay đổi vị trí trước khi bấm chụp. Nhưng, nếu có thời gian thì nên tìm góc nhìn tốt nhất cho khung ảnh của mình, đôi khi chỉ là dịch chuyển một chút vị trí đứng lại phát hiện ra những điều bất ngờ và đôi khi khác hẳn cái nhìn thấy lúc ban đầu.
aaaaaaaa.Camera.Tinhte.vn.
  • Góc nhìn ngang mắt là góc tự nhiên của mắt nhìn bình thường nhất, nhưng ít có sự độc đáo. Nên di chuyển quanh chủ thể, chụp tại nhiều vị trí khác nhau.
201301a27_213520.Camera.Tinhte.vn.
  • Với điện thoại, thường là góc nhìn của ống kính khá rộng và không thể thay đổi tiêu cự, các đường thẳng sẽ hội tụ rất mạnh khi chụp các góc thấp. Góc dưới hướng ngược lên của camera điện thoại dễ tạo ấn tượng mạnh mẽ, cao cả, ngược lại goc trên xuống thể hiện sự nhỏ bé, yếu đuối, hèn mọn.
Tria Ngo-Moc Chau copy.Camera.Tinhte.vn.
5. Thời điểm bấm máy
  • Về thời điểm bấm máy, bí quyết là "chờ đợi và sẵn sàng". Với ảnh phong cảnh thì "mặt trời không chờ đợi ai" nên phải chờ đợi sẵn vào hai thời khắc ánh sáng đẹp là bình minh hoặc hoàng hôn. Đời thường có tính lập đi lập lại thì cần sự quan sát để nhận ra và chọn góc đẹp nhất và thời khắc bấm đúng lúc nhất; ảnh phóng sự thì cần sự nhạy bén của trực giác, phản xạ nhanh và kinh nghiệm. Và, cuối cùng thì nếu không chụp kịp hoặc được khung như ý, chờ một dịp khác.
2015030a1_071214.Camera.Tinhte.vn. IMAG2a080.Camera.Tinhte.vn.
6. Khung hình
  • Khung hình ngang là khung hình dễ chụp nhất vì hợp với mắt nhìn tự nhiên. Nhưng khi nhình cảnh theo khung đứng, theo phản xạ tự nhiên là mắt ta nhìn vào phần dưới khung, và đây chính là vị trí đặt chủ đề phù hợp nhất.
IMAG1275.Camera.Tinhte.vn.
  • Khung đứng đòi hỏi nhiều suy nghĩ để bố cục sắp xếp các chi tiết trong ảnh hơn khung ngang. Nhiều chủ đề như chụp người toàn thân phù hợp bố cục đứng, còn các chủ đề không thẳng đứng thì đặt vào phần dưới khung là tự nhiên dễ chịu nhất, sử dụng phẩn trên để tạo bối cảnh cho chủ đề.
Toa Giaam Mục Kontum.Camera.Tinhte.vn.
  • Khung vuông tỷ lệ 1x1 phù hợp với những hình ảnh cân đối và nằm ngay giữa tâm, không có cái nào nổi bật hơn cái nào, và đôi khi hình vuông cứng nhắc khó thể hiện ý đồ.
2656678_IMG_20141120_181009.Camera.Tinhte.vn.
  • Panorama là khung ảnh vui vẻ nhất, hầu hết các điện thoại đều có chế độ chụp khung ảnh pano bằng cách nối các tấm ảnh liên tục là một tấm hình. Khi chụp ảnh này, người chụp chỉ việc dịch chuyển máy theo chiều ngang hoặc đứng và điện thoại tự thực hiện các bước tiếp theo để nối thành 1 tấm ảnh pano. Loại này phù hợp với ảnh phong cảnh.
Pano 5a copy.Camera.Tinhte.vn.
panao1.Camera.Tinhte.vn.
Không có quy tắc bất dịch. Mọi quy tắc chỉ là phương tiện giúp người tập đi trước khi họ vững vàng chạy nhảy thoải mái. Không nên lúc nào cũng khư khư bám dính vào quy tắc. Mọi đánh giá về khung ảnh đều chủ quan thì tại sao người chụp không sáng tạo những khung ảnh theo suy nghĩ chủ quan và độc đáo của riêng mình. Tất cả đều là của mắt ta nhìn, những gì ta thấy, những gì cái đầu ta nghĩ, ta quyết định bấm nút chụp.

Xem thêm ảnh chụp bằng các loại điện thoại: