Trước giờ ngoài năng lượng gió, sóng biển hoặc Mặt Trời thì các nhà khoa học luôn nghĩ tới
phản ứng hạt nhân như một cách để giúp nhân loại giải tỏa cơn khát năng lượng đang ngày càng cấp bách. Loại phản ứng hứa hẹn nhất là hợp hạch hạt nhân (phản ứng tổng hợp hạt nhân,
phản ứng nhiệt hạch). Tuy nhiên, đây vẫn là "con ngựa bất kham" mà cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể kiểm soát được phản ứng và cho ra mức năng lượng khả dụng.
Một trong những cách tiếp cận được cho là có nhiều triển vọng nhất để thực hiện phản ứng là thiết bị tạo từ trường hình xuyến Tokamak do Liên Xô chế tạo để giam giữ plasma bên trong nhằm duy trì phản ứng nhiệt hạch. Hiện tại, thế giới còn khoảng 100 thiết bị dạng Tokamak đang hoạt động nhưng dù qua nhiều năm, qua các thế hệ X, XX nhưng Tokamak vẫn chưa thể tạo ra mức năng lượng khả dụng để xây dựng nhà máy điện do còn nhiều nhược điểm chưa thể vượt qua.
Một cách tiếp cận khác là thiết bị dạng Stellarator. Nó cũng tương tự như Tokamak, giam khí siêu nóng bên trong từ trường để duy trì phản ứng. Tuy nhiên, cả 2 đều có kết cấu tổng thể tạo từ trường hình bánh donut và nó mắc phải nhược điểm là: từ trường ở càng gần tâm thì càng mạnh, và nó sẽ yếu dần khi ra mép bên ngoài.
Dù vậy, điểm khác nhau của Stellarator và Tokamak là cách giải quyết vấn đề. Tokamak sử dụng dòng điện để xoắn các electron và ions trong plasma, tạo ra một vòng lặp theo chiều dọc cũng như chiều ngang trong chiếc bánh donut. Tuy nhiên do sử dụng điện nên khi gặp sự cố về điện, từ trường cũng sẽ bị phá vỡ và lò phản ứng sẽ bị tổn hại, rất nguy hiểm.
Ngược lại, Stellarator tạo ra vòng lặp ngang dọc này bằng chính thiết kế ban đầu của thiết bị, bọc thêm các cuộn dây vào chiếc bánh donut. Tuy nhiên, cách làm này lại khiến Stellarator khó xây dựng hơn Tokamak mặc dù nó có ưu điểm là không cần xài điện. Nhưng nếu xây dựng thành công, phản ứng sẽ được diễn ra an toàn hơn do từ trường được tạo thành từ các cuộn dây bọc vòng quanh, giữ cho plasma luôn ở bên trong.
Bấm để mở rộng...