Pages

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2016

Các nhà khoa học mã hóa được 202MB dữ liệu lên ADN

Các nhà khoa học ở đại học Washington (Mỹ) đã cùng nghiên cứu với Microsoft và mã hóa thành công 202MB (megabyte) dữ liệu lên chuỗi ADN - kỉ lục trước đây là ghi được 22MB dữ liệu. Lượng dữ liệu mà họ ghi được lên ADN gồm hàng trăm cuốn sách điện tử, bộ hiến chương về Quyền con người quốc tế và một MV của nhóm OK Go, tất cả được ghi lại lên trên ADN có kích thước nhỏ hơn mũi cây bút chì, Douglas Carmean, giám sát của dự án này cho biết.

Trước đây con người đã từng mã hóa dữ liệu lên chuỗi ADN, ví dụ hồi năm 2012, các nhà khoa học ở Harvard từng ghi một cuốn sách lên chuỗi ADN. Sở dĩ họ chọn cách ghi dữ liệu lên ADN là vì chuỗi ADN có độ bền lên đến hàng ngàn năm, trong khi các thiết bị lưu trữ số hiện nay có tuổi thọ chỉ tính theo năm. Thậm chí trước đây các nhà khoa học từng tìm được và khôi phục được chuỗi ADN từ cách đây 700.000 năm.

adn.jpg

Với cách này, tương lai chúng ta có thể chế tạo những cỗ máy tính bằng nhiều cách khác nhau, thay vì sử dụng silicon như phương pháp hiện tại. Chúng ta sẽ ứng dụng thiên nhiên sẽ tạo ra những máy tính tốt hơn. Luis Ceze, chủ nhiệm dự án nêu trên cho biết. Để mã hóa dữ liệu số lên ADN, các nhà khoa học sử dụng phương pháp chuyển mã những dòng dữ liệu kỹ thuật số ở dạng 0 và 1 thành chuỗi mã gen di truyền A, C, T và G, rồi ghi lên chuỗi ADN. Nhờ cách này, họ tìm ra cách ghi dữ liệu lên vật liệu có độ bền cực kỳ cao, độ tin cậy tuyệt đối và tuổi thọ lên đến hàng ngàn năm.

Phương pháp ghi dữ liệu lên ADN sẽ mở ra triển vọng mới cho các công ty công nghệ khổng lồ như Google, Microsoft, Facebook để giải quyết vấn đề lưu trữ dữ liệu ngày càng tăng, chính vì vậy mà Microsoft đã đổ tiền để nghiên cứu dự án này.

Theo Seattletimes
 
[Xem tin khác]