Căn bệnh này gọi là tắc nghẽn mạch máu võng mạc, gây giảm thị lực hoặc mù lòa và trước giờ, các bác sĩ chỉ có thể chỉ có thể ngăn chặn ảnh hưởng của bệnh bằng cách tiêm mắt định kỳ hàng tháng chứ không thể phẫu thuật dứt điểm. Lý do đơn giản vì tĩnh mạch võng mạc bị tắc chỉ rộng có 0,1mm, quá nhỏ để có thể tiêm bằng tay trong khi thuốc chỉ dùng trong 10 phút liên tục. Do đó, các nhà nghiên cứu tại bệnh viện Đại học Leuven, Bỉ đã phát triển nên con robot hỗ trợ phẫu thuật mắt với độ chính xác cực cao.
Giáo sư Peter Stalmans, một chuyên gia phẫu thuật mắt tại đây cho biết: "Biện pháp điều trị hiện tại cho chứng tắc nghẽn tĩnh mạch võng mạc có giá khoảng 32 ngàn euro mỗi mắt. Đây là mức giá khá cao và bạn chỉ có thể chữa được các tác dụng phụ, một điều nhỏ nhoi bạn có thể làm để tránh thị lực tiếp tục suy yếu. Nhưng cuối cùng thiết bị phẫu thuật đã ra đời và cho phép chúng tôi có thể chữa được căn nguyên căn bệnh. Với con robot, chúng tôi đã có thể giúp người mù nhìn thấy lại lần nữa."

Dù kết phẫu thuật là quả hết sức khả quan nhưng nó vẫn mới chỉ là giai đoạn đầu của thử nghiệm lâm sàng trên người. Các bác sĩ cần phải tiếp tục tiến hành thành công nhiều ca phẫu thuật nữa trước khi kỹ thuật được áp dụng rộng rãi ngoài thực tế. Hy vọng rằng nó sớm được áp dụng để có thể giúp hàng triệu người bệnh hồi phục thị lực, sớm nhìn thấy lại được như người bình thường.
Tham khảo KL