Pages

Thứ Năm, 15 tháng 6, 2017

Ngủ nướng vào cuối tuần có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bênh tim?

Ngủ nướng vào cuối tuần để bù lại cho những buổi sáng phải dậy sớm đi làm có thể là một ý tưởng không tốt như chúng ta thường nghĩ. Nguyên nhân xuất phát từ Social jetlag - một hiện tượng xảy ra khi công việc và trách nhiệm xã hội xung đột với nhu cầu bẩm sinh của bạn chính là ngủ tại những thời điểm nhất định. Tình trạng này có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim, theo một nghiên cứu mới.

Social jetlag cũng giống như tình trạng mệt mỏi xảy ra khi mọi người có một chuyến bay dài từ khu vực có múi giờ này sang múi giờ khác, nhưng nguyên nhân thì khác nhau. "Rất nhiều người thức dậy lúc 7h sáng vào các ngày trong tuần nhưng lại đi ngủ sau đó và ngủ nhiều hơn vào cuối tuần để bù lại", Sierra Forbush đến từ Đại học bang Aiona (Mỹ), cho biết. Trong quá trình tìm kiếm những ảnh hưởng của social jetlag đến sức khoẻ, Forbush và các cộng sự của ông đã phân tích dữ liệu từ 984 người trưởng thành sống ở bang Pennsylvania.

Để tính toán xem những người này đã phải trải qua social jetlag bao nhiêu lần mỗi tuần, các nhà khoa học đã so sánh trung điểm giữa thời gian mà họ đi ngủ và thức dậy vào những ngày làm việc cũng như cuối tuần. Đồng thời, Forbush cho biết cô cũng xem xét đến thời gian ngủ của các đối tượng trong mỗi tuần và tìm hiểu xem họ có bị mất ngủ hay không. Sau cùng, nhóm nghiên cứu nhận thấy chỉ cần trải qua social jetlag 1 giờ mỗi tuần, nguy cơ mắc tim mạch tăng đến 11%. Ngoài ra, social jetlag còn khiến cho tâm trạng trở nên tệ hơn và gia tăng cơn buồn ngủ hay mệt mỏi. ​

22% những người trải qua social jetlag một giờ mỗi tuần - hay nói cách khác, họ đi ngủ vào lúc 12h đêm và dậy lúc 8h sáng vào cuối tuần, trong khi ngày thường họ ngủ lúc 11h tối và dậy lúc 7h sáng, tự đánh giá sức khoẻ của họ ở mức tốt thay vì tuyệt vời, trong khi 28% cảm thấy bình thường hoặc tệ hơn. "Các bác sĩ thường khuyên mọi người suy nghĩ về chế độ ăn uống và thể thao, nhưng tôi nghĩ đây cũng là một chiến lược cần bổ sung", Forbush nói. "Không phải chỉ cần ngủ đủ mà phải ngủ thường xuyên: lý tưởng nhất là bạn đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm ở những ngày trong tuần".

Được biết đây không phải là nghiên cứu đầu tiên về mối liên kết giữa social jetlag và tình trạng xấu của sức khoẻ. Hầu hết tất cả những hormone bên trong cơ thể đều nằm dưới sự kiểm soát của nhịp sinh học, và việc thường xuyên thay đổi thời gian ngủ hay thức có thể khiến cho chúng trở nên không đồng bộ. "Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chronotype - thiên hướng sinh học của mỗi cá nhân để định hình xem họ là 'chim sớm' hay 'cú đêm', có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc tim mạch và nguy cơ ở người hoạt động về đêm thì cao hơn", tiến sĩ Tami Martino tại Đại học Guelph (Canada) cho biết.

Tham khảo: Newscientist