Ngoài ra, sóng siêu âm còn cho phép các thợ lặn nói chuyện với nhau ngay dưới nước. Đó thật sự sẽ là một trải nghiệm kỳ lạ, đặc biệt là đối với người nhận thông điệp, theo Marzo. "Âm thanh đó rất nhỏ và bạn cũng chẳng biết nó đến từ đâu. Kiểu như là có ai đang thì thầm vào tai bạn nhưng họ không ở đó".
Để sử dụng thiết bị của Marzo, đầu tiên bạn cần gắn một cái loa lên trán hoặc trước ngực, tiếp theo là dán 4 điện cực vào môi và quai hàm. Sử dụng một công nghệ được gọi là Electromyography (EMG, Tín hiệu điện cơ), các điện cực này sẽ có vai trò ghi nhận những tín hiệu điện tạo ra bởi cơ mặt khi người dùng đang nói chuyện.
Marzo và các cộng sự của ông đã sử dụng một thuật toán máy học được tạo ra nhằm phát hiện các tín hiệu điện có liên quan đến 10 từ, chẳng hạn như "back" (quay lại), "stop" (dừng lại), "yes" (vâng) và "no" (không). Trong quá trình thử nghiệm, hệ thống có thể nhận ra các từ này với độ chính xác lên đến hơn 80%, ngay cả khi người đeo điện cực chỉ nhép miệng. Hệ thống nhận dạng từ sau đó được ghép nối với những chiếc loa có khả năng phát đi những thông điệp dưới dạng sóng siêu âm. Sóng siêu âm này được phát ra theo một chùm hẹp và 6 góc độ khác nhau nhằm đảm bảo nội dung truyền đạt đến đúng người nhận và đầy đủ.
Siêu âm cũng có thể truyền theo hướng mà ánh mắt người dùng nhắm đến nếu hệ thống được trang bị thêm bộ theo dõi chuyển động mắt. Nhằm gia tăng độ chính xác của hướng mà siêu âm truyền đi, công nghệ laser cũng được bổ sung vào. Tuy nhiên theo Jennifer Bizley đến từ Đại học London, việc trỏ laser vào một ai đó có thể sẽ thu hút sự chú ý của những người xung quanh. Các nhà nghiên cứu kỳ vọng ở thế hệ kế tiếp, hệ thống có thể hoạt động trong phạm vi xa hơn đồng thời tích hợp luôn vào trong quần áo.
Tham khảo: NewScientist