Pages

Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2018

Vì sao tai nghe USB-C vẫn chưa (và có thể không bao giờ) phổ biến?

tai nghe có dây với điện thoại ngày càng trở nên khó khăn hơn. Ngay cả khi có tai nghe Bluetooth thì mình vẫn chưa cảm thấy đã lắm vì phải để ý tới việc sạc nó, chưa kể anh em nào không có sẵn tai nghe Bluetooth thì phải tốn thêm tiền mua, trong khi cái tai nghe có dây xịn của mình thì phải gắn thêm một cái adapter phiền toái thì mới xài được. USB-C tính ra là một giải pháp hay để thay cho cổng 3,5mm, nhưng chuyện nó có được áp dụng rộng rãi ở các nhà sản xuất phụ kiện hay không lại là một chuyện khác hoàn toàn.

Apple và Samsung không có hứng thú

Lý do rõ ràng nhất cho việc tai nghe USB-C chưa phổ biến đó là 2 hãng làm smartphone hiện tại không cần đến một dòng tai nghe như thế. Apple có tai nghe Lightning rồi và nó cũng chẳng có cổng USB-C, trong khi Samsung thì vẫn còn giữ lại cổng 3,5mm trên đa số các dòng smartphone của mình. Nói cách khác, người dùng iPhone và Galaxy không cần tai nghe USB-C, tức nhu cầu của thị trường tai nghe USB-C bị mất đi một số lượng lớn người mua, thế nên các hãng phụ kiện không có nhiều động lực để làm ra một cái tai nghe như thế.

Lựa chọn dễ nhất cho các hãng phụ kiện hiện tại vẫn là tai nghe Bluetooth, thứ họ có thể làm ra và bán cho gần như mọi khách hàng.

Đang tải tai_nghe_3_5mm.jpg…

USB-C có chi phí cao hơn

Khi hỏi đại diện của Jabra vì sao cặp tai nghe không dây mới của họ là Elite 65t vẫn còn sạc qua cổng microUSB, Jabra cho hay là nếu họ dùng USB-C thì chi phí sẽ đội lên. Ngay cả Bang & Olufsen vốn không quan tâm mấy đến việc tăng giá lên vài (chục) đô cũng nói rằng họ dùng sạc microUSB cho tai Beoplay E8 cũng là để giảm chi phí.

Trong lúc Computex diễn ra tháng này, Synaptics cũng đã khoe cảm biến vân tay mới của hãng PQI mang tên My Lockey USB-A. Khi được hỏi về việc liệu sẽ có phiên bản USB-C của thiết bị này ra đời hay không, Phó chủ tịch Synaptics Godfrey Cheng giải thích rằng bản dùng USB-C sẽ đắt hơn tới 25%, khi đó giá không còn là 100$ nữa là trở thành 125$.

Chi phí này có thể sẽ giảm khi ngày càng nhiều thiết bị dùng USB-C kéo giá thành sản xuất xuống, nhưng hiện tại thì nó vẫn là một khoản tiền kha khá mà các hãng phải bỏ thêm, và nó sẽ đội giá sản phẩm khiến người tiêu dùng cẩn thận hơn trước khi chi tiêu.

USB-C vẫn chưa phải là cổng phổ biến

Rất nhiều tai nghe USB-C hiện nay làm cho smartphone không thể gắn vào máy tính, tương tự nhiều tai nghe USB-C khi gắn từ điện thoại này sang điện thoại khác vẫn không chạy được. Một số thì chạy nhưng lại không có đủ chức năng điều khiển âm lượng, chuyển bài nhạc. Không như tai nghe 3,5mm, bạn gắn vô đây cũng chạy hết, từ laptop, điện thoại, dàn loa cho đến xe hơi hay máy bay.

Đang tải 4074623_tai_nghe_skull_candy_Tinhte_5.jpg…

Điều này cũng giống như việc một số thiết bị có cổng USB-C với Thunderbolt 3, một số thì không. Một số cáp USB-C thì hỗ trợ sạc nhanh, một số thì không. Nói cách khác, USB-C vẫn chưa trở thành một cổng universal đúng nghĩa gắn đâu cũng chạy và các hãng điện tử vẫn còn rất nhiều việc phải làm để chuẩn hóa những gì họ đang đưa ra thị trường.

Audio-Technica cũng chia sẻ rằng hiện tại không nhiều đơn vị có thể sản xuất được cáp USB-C đủ chất lượng để họ dùng cho các tai nghe của mình. Việc đảm bảo tính tương thích của cổng và cáp là một khó khăn mà các hãng tai nghe đang phải chiến đấu. Tất nhiên Audio-Technica vẫn có thể tự làm cáp USB-C nhưng khi đó chi phí sẽ đắt hơn thay vì đi mua từ một bên khác chuyên làm cáp.

Không dây mới đúng nghĩa là universal

Một rào cản lớn của tai nghe USB-C đó là chúng ta đã có Bluetooth! Bluetooth là một chuẩn universal thật sự, máy nào cũng chơi được, và thậm chí còn chơi ngon, đầy đủ các nút điều khiển và bạn cũng chẳng cần cài đặt thêm gì. Chất lượng âm thanh thì có kém hơn một chút so với có dây, nhưng hàng loạt các công nghệ mới đang được làm ra để giải quyết điều này, hơn nữa với đa số người dùng thì có khi họ cũng không có nhu cầu tiêu thụ âm thanh chất lượng cao đến thế. Bluetooth có mặt ở nhiều thiết bị hơn, nên việc người ta không dành nhiều thời gian để khắc phục các vấn đề của tai nghe USB-C cũng là chuyện dễ hiểu.

Đang tải tai_nghe_bluetooth.jpg…

Audio-Technica là hãng đã từng cam kết mở rộng mạnh mẽ vào mảng không dây, Beyerdynamic thì có bản Bluetooth của gần như mọi dòng tai nghe dành cho người dùng phổ thông, trong khi Sennheiser thì chuyển đổi phần lớn dải sản phẩm của mình sang không dây. Ngay cả tai nghe cao cấp giờ cũng xài Bluetooth nữa mà. Tai nghe Bluetooth giờ cũng không còn đắt tiền, chỉ vài trăm nghìn VND là bạn đã có một tai dùng tạm, đắt hơn tí thì có tai xịn hơn.

Với những bạn là người mê âm thanh thì USB-C cũng không quan trọng, vì họ đã có đầy đủ đồ chơi với jack 3,5mm, 6,35mm hay cáp XLR rồi. Những thứ analog này sẽ phù hợp hơn với các bộ DAC hay dàn âm thanh của mình.

Đang tải tai_nghe_sac_USB-=C.jpg…

Một thứ mà mình hi vọng sẽ phổ biến đó là các tai nghe không dây sẽ cho phép sạc bằng USB-C, như vậy bạn có thể xài 1 cọng cáp cho laptop, smartphone và gần như mọi phụ kiện. USB-C giờ ngày càng có mặt trên nhiều laptop hơn nên mình nghĩ đây là một đòi hỏi chính đáng. Sẽ mất ít lâu để thị trường đạt tới ước mơ này, chắc phải 1-2 năm nữa lận. Nhưng thôi, cứ mơ tiếp.

Tham khảo: The Verge
 



Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: https://www.youtube.com/channel/UCOxeYcvZPGf-mGLYSl_1LuA/videos
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com