
Họ tiếp cận một ý tưởng mới đó là không cần phải biết thứ gì được thêm vào thực phẩm hay dược phẩm mà chỉ cần lựa ra thứ khác biệt từ công thức pha chế gốc. Trong hầu hết các trường hợp thì việc thay đổi công thức sẽ thay đổi mật độ của một chất lỏng, nhờ đó cảm biến đo khối lượng độ nhạy cao có thể tìm ra được đâu là dược phẩm không được sản xuất theo đúng quy trình và công thức.
Độ nhạy của cảm biến này dựa trên âm học: tone của một nhạc cụ phụ thuộc vào cách sóng âm được cộng hưởng bởi nhạc cụ đó. Ví dụ độ cao âm của một dây đàn guitar phụ thuộc vào sức căng, khối lượng và độ dài của nó. Nhờ đặc tính này mà âm thanh được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, không chỉ âm nhạc. Điển hình như tinh thể thạch anh có thể thay đổi tần số cộng hưởng mà âm thanh tác động lên nó nếu khối lượng của nó thay đổi. Thế nên loại khoáng vật này rất phù hợp để dùng làm cảm biến siêu nhạy đo những thay đổi nhỏ về khối lượng. Dù vậy, giá của thạch anh không hề rẻ thành ra các nhà nghiên cứu phải tìm giải pháp thay thế dễ chịu hơn.Thứ họ nghĩ đến là dùng nhạc cụ bởi về nguyên lý thì tương tự: thay đổi khối lượng của vật liệu rung (chẳng hạn như dây đàn) và tone của nốt mà nó tạo ra sẽ thay đổi theo. Nhạc cụ họ dùng là loại đàn cổ của châu Phi có tên Mbira được tuỳ biến lại. Mbira hay còn gọi là Kalimba có thiết kế gồm nhiều lưỡi thép nhỏ nằm trên hộp thanh. Chiều dài, rộng. và mật độ của các lưỡi này quyết định nốt nhạc. Loại đàn này cũng đang xuất hiện như một trào lưu tại Việt Nam, anh em có thể tìm mua chơi thử


Thuật toán này có thể tìm ra âm thanh của nhạc cụ và xác định vị trí của các tone cơ bản tức những nốt thấp nhất mà lưỡi của đàn Mbira có thể tạo ra dựa trên tần số của các nốt. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng với một nốt đơn thì loại nhạc cụ như đàn Mbira có thể phát hiện được nồng độ muối trong nước với độ phân giải khoảng 12 mg/ml - đủ để phân biệt giữa nước biển và nước lọc nhưng vẫn chưa đủ chi tiết để phát hiện nước có muối với nồng độ thấp.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lại phát hiện ra khả năng phân biệt giữa glycerol và diethylene glycol trong dược phẩm giả như thuốc chống đông, thuốc ho dạng nước, trị cảm cúm, …. Để thử nghiệm họ khả năng của cảm biến, họ lấy các mẫu dược phẩm lạnh được sản xuất trong các lô khác nhau và tiến hành đo tần số âm thanh bằng chiếc đàn Mbira nói trên. Kết quả những mẫu dược phẩm này đều tương đương nhau với độ sai lệch khối lượng chỉ là 0,025%. Điều này có nghĩa các mẫu thử có sự nhất quán về thành phần và chất lượng bởi nếu glycerol bị thay bằng diethylene glycol thì tỉ lệ chênh lệch về khối lượng sẽ trên 1%.

Mặc dù giải pháp của các nhà nghiên cứu tại khoa kỹ thuật sinh học thuộc đại học California vẫn chưa thể đạt độ nhạy cao nhưng nó mở đường cho những loại cảm biến giá rẻ, lợi dụng đặc tính của âm thanh để tìm ra sự khác biệt về thành phần bên trong thuốc hay dược phẩm. Đây vẫn là một nghiên cứu hay và có tính thực tiễn cao, chi tiết anh em có thể xem tại đây.
Theo: Ars Technica