
Hiện tại chúng ta chỉ cần tập trung vào loại bộ nhớ DRAM DDR4 được dùng trên hầu hết các nền tảng bo mạch chủ cho người dùng cuối hiện tại của Intel lẫn AMD. Với Intel thì các bo mạch chủ dùng socket 1151 đã bắt đầu sử dụng DDR4, từ thế hệ Intel 100 series như các dòng Z170, H170, H110 và đến Intel 300 series như Z370/Z390, H370, B360 … thì chỉ còn dùng DDR4 còn AMD thì bắt đầu từ Ryzen và nền tảng bo mạch chủ dùng socket AM4 với chipset 300 series trở đi thì cũng đã chuyển sang DDR4.
Vì sao mình nhấn mạnh chỉ tập trung vào DDR4? Vì mình thấy nhiều kit RAM DDR3 vẫn còn được bán nhiều trên các chợ điện tử online, Facebook … với mức giá rẻ thành ra anh em đừng để chết vì thiếu hiểu biết, mình đã gặp tình huống một bạn kia mua kit DRAM DDR3 về nhưng không xài được với bo mạch Z370, đơn giản vì nó không còn được hỗ trợ nữa. Giờ anh em ráp dàn mới thì cứ DDR4 mà gọi tên.

Ảnh: TrustedReview.
Mình chỉ giải thích đơn giản RAM là loại bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên, viết tắt của Random-Access Memory - đây là kiến thức tin học cơ bản mà chắc anh em đều đã được học ở trường. Tốc độ truy xuất cực cao của RAM giúp CPU có thể truy xuất nhanh dữ liệu ngẫu nhiên nhanh chóng, nó là cầu nối về tốc độ giữa CPU và ổ lưu trữ vốn có tốc độ truy xuất thấp hơn nhiều so với RAM.


Hiệu năng của một chiếc máy tính bị tác động nhiều bởi dung lượng RAM và tốc độ RAM, cùng với sự phát triển của các hệ điều hành và ứng dụng, chúng phức tạp hơn thì hệ thống cần nhiều RAM hơn, anh em thử tưởng tượng Windows XP chỉ cần 512 MB RAM là chạy ngọt nhưng Windows 10 thì 2 GB RAM là mức tối thiểu để dùng với các tác vụ văn phòng, chưa nói đến chơi game và 4 GB trở lên mới đủ chạy ngọt được. Thành ra nếu máy không có đủ dung lượng RAM cho hệ điều hành và các ứng dụng thì tình trạng giật, lag sẽ xảy ra, mọi thứ trở nên chậm đi.

Còn DDR4 là gì?
DDR viết tắt của Double Data Rate còn 4 là thế hệ thứ 4. DDR là một khái niệm chỉ băng thông của DRAM. Anh em nếu quan tâm đến yếu tố DDR này thì có thể tìm hiểu thêm giữa các khái niệm SDR, DDR và QDR. Về phần DDR4 thì đây là thế hệ DRAM băng thông rộng mới nhất ra mắt từ năm 2014, trước đó đã có DDR (2002), DDR2 (2004), DDR3 (2007), sắp tới sẽ là DDR5. So với DDR3, DDR4 có băng thông cao hơn 50% trong khi tiêu thụ điện năng thấp hơn.
Khi nghe ai hỏi DDR4 hay DDR3 thì thứ mình thường nghĩ đến là tính tương thích. Như mình đã nói ở đầu bài, anh em cần phải biết thanh RAM mình sắp mua là DDR4 hay DDR3 để biết chắc rằng mua về gắn vào máy mình là chạy được. Cái hay là thiết kế chân pin của mỗi thế hệ DDR lại khác nhau, thế nên anh em sẽ gắn không vừa với khe RAM trên bo mạch nếu nó không hỗ trợ. Nếu cố gắn sẽ làm hỏng cả RAM lẫn bo.
RAM nào nhanh RAM nào chậm?

Thông số ví dụ như DDR4-3600 là gì?
DDR4 là loại RAM như đã giải thích ở trên còn con số đi cạnh nó thể hiện tốc độ truyền tải được tính bằng đơn vị Megatransfer (MT) trên mỗi giây hay MT/s. Như kit RAM G.Skill Sniper X này, nó có tỉ lệ truyền tải 3600 MT/s còn ADATA XPG sẽ là 3000 MT/s.
Tại sao con số 3600 này không phải là 3600 MHz?
Nếu anh em để ý thì các nhà sản xuất bộ nhớ thường không để đơn vị bên cạnh thông số này, nó chỉ nằm trơ trọi là DDR4-3600 và cách hiểu đúng là 3600 MT/s. Thực ra thanh DDR4-3600 này không hoạt động ở 3600 MHz mà thực tế là 1800 MHz nhưng do bản chất là DDR tức double data rate - 2 transfer/chu kỳ xung, 1 MT/s lúc này tương đương 1 MHz thành ra 3600 MT/s tương đương 3600 MHz. Chúng ta có thể hiểu nếu dùng đơn vị Hz thì 3600 MHz này cơ bản có thể gọi là xung nhịp hữu ích.
Cũng từ con số trên mà chúng ta có thể tính ra được băng thông tối đa của mỗi thanh RAM với công thức đơn giản là: Tỉ lệ truyền tải X 64 bit độ rộng bus nhớ / 8 bit. Như vậy một thanh RAM DDR4-3600 như trên sẽ có băng thông là (3600 x 64)/8 = 28800 MB/s. Trong khi đó thanh RAM DDR4-3000 của ADATA sẽ có băng thông thấp hơn là (3000 x 64)/8 = 24000 MB/s. Như vậy anh em đã biết thanh RAM nào nhanh hơn với kết quả băng thông tính được.
Còn một thông số nữa mà anh em có thể hoặc không thèm quan tâm

Gắn RAM vào đâu trên bo mạch chủ? Dùng 1 thanh gắn khe nào, 2 thanh gắn sao?




DDR3 (trên) và DDR4, anh em có thấy phần khuyết khác nhau?
Tại sao phải quan tâm đến chuyện kênh đơn (single-channel) và kênh đôi (dual-channel)?
Hiện tại các CPU phổ thông của Intel như dòng Core i3/i5/i7 hay AMD như Ryzen 1000/2000 series đều hỗ trợ tối đa 2 kênh RAM, riêng dòng CPU cao cấp HEDT của Intel thì một số phiên bản hỗ trợ 4 kênh RAM (quad-channel), tương tự như dòng Threadripper của AMD thành ra anh em có thể thấy bo mạch chủ Intel X299 hay AMD X399 có đến 8 khe DIMM.

Nên cho RAM chạy đơn kênh hay kênh đôi? Vd: gắn 1 thanh 8 GB hay 2 thanh 4 GB?
Dung lượng RAM là thứ anh em thường quan tâm đầu tiên bởi nó đi liền với giá tiền. Mình thấy đa phần anh em ráp máy với hầu bao không lớn sẽ chọn mua 1 thanh 8 GB khởi điểm. Mình nghĩ việc trang bị trước 1 thanh 8 GB chay kênh đơn cũng là giải pháp hay bởi sau này khi anh em có tiền nâng cấp máy thì chỉ cần mua thêm 1 thanh 8 GB nữa là xong. Với những bo mạch phổ thông thường sẽ có 4 khe RAM, giảm xuống còn 2 khe với các dòng bo giá rẻ hơn hoặc bo cỡ nhỏ như mini ITX hay mATX thành ra việc chọn RAM cũng là một vấn đề cần phải tính toán trước. Theo gợi ý của mình:



Lưu ý gì khi gắn RAM kênh đôi và nâng cấp RAM sau này?

Mình muốn đầu tư trước 1 thanh 8 GB, sau này nâng cấp lên 16 GB, vậy chạy 1 thanh kênh đơn có ảnh hưởng nhiều đến hiệu năng không?Trên lý thuyết RAM chạy kênh đôi mang lại nhiều lợi thế, nhất là về mặt băng thông nhưng không phải tình huống sử dụng nào cũng bị tác động bởi thiết lập này. Chẳng hạn như khi anh em chơi game, 1 thanh 8 GB hay 2 thanh 4 GB không khiến tỉ lệ khung hình bị chênh lệch quá nhiều, máy vẫn khởi động nhanh và các tình huống truy xuất I/O chẳng hạn như copy/paste tập tin vẫn vậy. Tuy nhiên với những tác vụ kiểu như render, xuất phim hay biên soạn ứng dụng với những anh em làm lập trình chẳng hạn thì RAM kênh đôi mang lại hiệu năng cao hơn đáng kể so với RAM kênh đơn.
Thêm nữa, RAM chạy kênh đôi sẽ giúp hệ thống tránh được hiện tượng thắt cổ chai do tốc độ truy xuất của CPU quá cao trong khi RAM với rộng bus chỉ 64-bit (kênh đơn) không thể đáp ứng kịp. Mình đã gặp tình huống này trong thực tế khi gắn chỉ 1 thanh 8 GB và cho export hình đã qua chỉnh sửa bằng Adobe Lightroom, thao tác này cực kỳ ỳ ạch và CPU bị throttle, chỉ đến khi gắn 2 thanh 4 GB vào thì mọi thứ mới trơn tru hơn dù có cùng mức dung lượng RAM.
Hy vọng qua bài này, anh em đã có những hình dung cơ bản nhất về RAM từ đó có thể tự tin tự ra mua RAM về tự gắn hoặc tự nâng cấp về sau. Cảm ơn anh em đã ủng hộ mình thực hiện series này. Bài tiếp theo sẽ là về ổ lưu trữ: SSD và HDD, tuần tới này sẽ có
