
Tuy nhiên có vẻ trong một vài năm gần đây Amazon bắt đầu tăng tốc trong các thương vụ thâu tóm, không còn động thái đủng đỉnh như trước nữa, giá thâu tóm cũng được tăng dần tăng dần theo từng vụ. Dưới đây các thương vụ lớn nhất, tốn tiền nhất của Amazon:

1. Whole Foods, 13.7 tỷ đô: Thương vụ siêu khủng của Amazon, quất luôn chuỗi bán lẻ này sẽ là một bước tiến lớn để chuyển từ bán hàng online sang bán hàng tại các cửa hàng hiện có của Whole Foods. Đây cũng được coi sẽ giúp Amazon có 1 vị thế tốt hơn trong ngành nông nghiệp khi họ có thể tận dụng và có thể thử nghiệm cách giao hàng hiện có lên những khách hàng đông đảo và trung thành của Whole Foods.
2. Ring, 1.8 tỷ đô: Trước khi về tay Amazon đây là 1 hãng chuyên sản xuất và nghiên cứu về công nghệ nhà thông minh. Amazon mua lại Ring vừa để đi trước đón đầu về nhà thông minh trong tương lai vừa để tích hợp trợ lý ảo Alexa vào sâu hơn trong hệ thống này, đem lại trải nghiệm ngon hơn cho người dùng cũng như có thể thoải mái thử nghiệm những chiêu mới mà không tốn thời gian phát triển các thiết bị mới.
3. Zappos, 1.2 tỷ đô: Là thương vụ thâu tóm tỷ đô đầu tiên của Amazon, đây là công ty chuyên bán quần áo và giày dép online với cách thức hoạt động phù hợp với tư tưởng của Jeff Bezos là giúp khách hàng tiếp cận với sản phẩm 1 cách thoải mái nhất có thể. Mà đã thấy hợp nhau vậy thì mình mua thôi, vừa loại bỏ 1 đối thủ vừa có 1 nguồn khách hàng mới

4. Pillpack, xấp xỉ 1 tỷ đô: Lại là 1 bước tiến vào một lĩnh vực mới mẻ khác của anh trọc Bezos. Pillpack là 1 công ty liên quan đến y tế, chuyên bán thuốc kê đơn đến tận tay người mua, theo đúng kiểu ship đến tận giường

5. Twitch Interactive, 970 triệu đô: Vào thời điểm Amazon mua lại Twitch, khối người đặt câu hỏi tại sao họ lại mua 1 công ty chuyên về game như vậy? Nhưng đây có thể là 1 cái vòi bạch tuộc khác trong tương lai của Amazon để tiếp cận thị trường chơi hay livestream game online.
6. Kiva systems, 775 triệu đô: Mua lại Kiva là một cách tự làm mạnh bản thân và sẽ giúp Amazon đạt được các mục tiêu về lâu dài, đảm bảo trong vài năm tới không có công ty nào có thể có được cách tự động hóa ưu việt như các kho hàng của Amazon hiện đang làm.
7. Souq.com, 580 triệu đô: Lại một bước "tiên thủ vi cường" khi Amazon mua lại công ty e-commerce Trung Đông này trước khi các hãng cạnh tranh khác như Walmart hay Jet.com thâm nhập vào đây. Điều này cũng phù hợp với mục tiêu mở rộng ra các thị trường mới nổi của Amazon.
8. Quidsi, 500 triệu đô: là công ty mẹ của Diapers.com, một công ty online chuyên phục vụ các mẹ bỉm sữa, Amazon đã đóng cửa công ty này vào năm ngoái bởi không đem lại lợi nhuận.
9. Annapurna labs, 370 triệu đô: Theo các đánh giá thì đây là 1 thương vụ kì quặc bởi mặc dù mua về với mục đích hỗ trợ cho mảng Amazon Web Services và cũng đã sản xuất ra những dòng microchip dành cho thị trường chip tiết kiệm điện năm nhưng thực tế người ta vẫn chưa hiểu nó dùng để làm gì trong chiến lược chung của Amazon.
10. Lovefilm International, 312 triệu đô: Công ty này đã có lúc được ví như là Netflix của châu Âu. Amazon mua lại LI vào thời điểm những năm 2011, khi mà nhu cầu gửi đĩa phim DVD về nhà người mua vẫn còn phát triển tốt và các dịch vụ online streaming mới chỉ bắt đầu. Đến 6 năm sau thì Amazon đóng cửa LI và chuyển nhân viên hiện có về mảng Amazon Prime Video của họ.
11. Audible, 300 triệu đô: Cái này anh em nào đọc sách Kindle đều biết, tuy chắc cũng ít anh em nghe

12. AWS Elemental, 296 triệu đô: được mua để tích hợp khả năng truyền tải video tốc độ cao vào nền tảng AWS của Amazon, làm bước đệm cho việc giới thiệu bộ giải pháp AWS Media Services vào năm 2017 của hãng.
Ảnh Marketwatch