
Backup lại máy
Nếu máy của bạn vẫn có thể chạy được và bạn chỉ phải bảo hành những thứ khác như màn hình, vỏ máy, camera... thì bạn nên backup lại tất cả dữ liệu. Mình hay làm vậy là để tránh trường hợp rủi ro khi đem đi bảo hành mà bị sao đó vô tình mất hết dữ liệu, hoặc khi phát hiện ra lỗi thì nặng hơn mình tưởng tượng. Phòng bệnh hơn chưa bệnh, vì một khi dữ liệu đã mất đi thì kiếm lại cực lắm, chưa kể có những thứ không bao giờ tìm lại được luôn.
Ngoài ra, bạn cũng nên thực hành backup điện thoại không chỉ khi bị hư mà phải backup thường xuyên ngay từ lúc máy vẫn đang chạy khỏe. Một ngày nào đó đẹp trời chiếc điện thoại của bạn có thể lăn ra chết bất kì lúc nào đấy, đừng đùa với smartphone

Để xem cách backup, anh em vào 2 bài sau nhé:
- [Cẩm nang] Tổng hợp cách backup dữ liệu trên iPhone, iPad, cả thủ công và tự động
- [Cẩm nang] Các cách backup điện thoại Android, từ cơ bản đến nâng cao
Những app này chứa dữ liệu nhạy cảm của bạn, khi bị xem trộm có thể dẫn tới nhiều tình huống xấu, ví dụ như hình ảnh cá nhân bị đem ra làm trò đùa, phát tán những tấm ảnh không hay về bạn, bị đọc lén tin nhắn, bị phát hiện thu nhập, và hàng tá chuyện khác mà kẻ xấu có thể làm khi hắn truy cập được vào những dữ liệu kiểu này.

Cách mình hay làm trước khi đem điện thoại đi bảo hành đó là khóa hết các app này lại, bằng vân tay hay bằng passcode gì cũng được. Không phải điện thoại nào cũng có thể làm được chuyện này, một số app không có sẵn cơ chế và bản thân điện thoại cũng không có cơ chế khóa app. Nếu bạn đang xài Android, bạn có thể cài thêm các ứng dụng bên thứ 3 dùng để chặn app như AppLock hoặc AppLock - Fingerprint.
Với iPhone, việc khóa các app ảnh, tin nhắn rất khó khăn, mình chưa nghĩ ra cách nào hay ngoại trừ gỡ app (với Photos là thua luôn). Mời anh em chia sẻ thêm nhé.
Ghi chú: Đa số những dữ liệu của chúng ta đều được sync lên máy chủ của công ty phát triển app nên bạn có thể xóa, khi nào sửa máy xong về cài lại là sẽ có đầy đủ dữ liệu trên máy. Với những app không có cơ chế đồng bộ dữ liệu thì không nên xóa.
Unroot / Unjailbreak thiết bị
Nếu điện thoại của bạn có root hoặc có jailbreak, bạn nên đưa máy về trạng thái ban đầu. Mình đã từng cầm điện thoại root đi bảo hành nhưng không bị gì cả, nhưng quy định mỗi hãng mỗi khác, kĩ thuật viên của cùng hãng cũng có thể đưa ra những nhận định khác nhau nên tốt nhất là cứ unroot và unjailbreak để tránh phiền toái, và cũng tránh làm khó công ty bảo hành nữa.
Gỡ passcode
Để kĩ thuật viên thuận tiện cho việc kiểm tra điện thoại, mình hay gỡ passcode trên thiết bị trước khi đem đi bảo hành. Điều này vừa tiện cho hãng, vừa giúp bạn không phải tiết lộ passcode của mình với nhân viên tiếp nhận máy. Passcode nhạy cảm mà, phải bảo mật chứ

Còn anh em thì sao, mời anh em chia sẻ thêm nhé.