Pages

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2018

Việt Nam chúng ta có chỉ số nguồn vốn con người như thế nào theo báo cáo mới của World Bank?

Human capital index, dịch ra tiếng Việt chúng ta là chỉ số nguồn vốn con người, là một trong những chỉ số quan trọng được Ngân hàng thế giới sử dụng trong báo cáo xếp hạng các quốc gia hàng năm vừa được công bố ngày 11-10 vừa qua. Chỉ số này là 1 tập hợp của các thông số nêu lên khả năng tích lũy trong cả cuộc đời của 1 người, bao gồm tri thức, kỹ năng và tình trạng sức khỏe, những thứ cơ bản để họ có thể được coi là 1 thành viên có đóng góp trong xã hội. Mình sẽ lấy các thông tin về Việt Nam trong bản báo cáo này share cho các bạn xem.

Theo World Bank thì nhờ tập hợp được chỉ số này các nước có thể tìm ra được cách để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân hơn, hoặc nghĩ đơn giản là nếu ta thấy chỉ số này thấp thì phải tìm cách nâng cao nó lên (không phải lên Hà Giang là nó tự lên được :p), để làm được điều này các nước sẽ phải đặt các ưu tiên đầu tư vào con người thông qua dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe, chất lượng giáo dục, phát triển kỹ năng và tạo công ăn việc làm. Nghe thì đơn giản nhưng để cân đối và nâng đều được những thông số này là một vấn đề lớn đối với rất nhiều nước.


Đoạn video giới thiệu HCI của World Bank

Theo nghiên cứu này hiện tại các vấn đề vẫn tập trung chính là ở các nước đang phát triển:

- Trong toàn bộ dân số đang ở độ tuổi trẻ em thì có khoảng 1/4 số trẻ thấp còi.
- Có 1 vài nước số năm trẻ dành cho việc học hành kém hơn tận 5 năm o với các nước khác, bất kể rằng thời gian đến trường như nhau (kiểu đi học 12 năm nhưng thực tế thời gian thu nhận kiến thức chỉ là 7 năm, còn 5 năm còn lại là những kiến thức không có giá trị sử dụng, vụ này phải hỏi thêm các bác làm giáo dục, mình chỉ có thể biết đến vậy).
- Một nửa dân số thế giới không thể tiếp cận được các dịch vụ y tế cơ bản và rất nhiều người đã bị đẩy vào tình trạng nghèo đói do bỏ quá nhiều tiền chi trả cho các chi phí khám chữa bệnh.
- Tại các nước ở phân khúc nghèo nhất thế giới, cứ 5 người thì có 4 người không nằm trong mạng lưới an sinh xã hội, là tập hợp các dịch vụ do nhà nước hoặc tổ chức xã hội cung cấp cho người nghèo hoặc người dễ bị tổn thương trước các cú sốc nhằm giảm nguy cơ rơi vào nghèo đói và duy trì mức sống tối thiểu. Lưới an sinh xã hội bao gồm: trợ cấp xã hội (thường xuyên, đột xuất), trợ cấp thất nghiệp, chương trình việc làm công, nhà ở xã hội, và đôi khi là các dịch vụ được bao cấp như giao thông công cộng.

Cũng có những nước đã kịch liệt phản đối và không công nhận chỉ số này, ví dụ như anh Ấn Độ đã không công nhận khi họ chỉ xếp hạng 115 trong bảng tổng sắp :D.

Quay lại với các chỉ số của Việt Nam trong báo cáo, mình trích ra đây cho các bạn tiện theo dõi, còn nếu muốn xem chi tiết hơn các bạn có thể vào đây


Trong khoảng thời gian 5 năm từ 2012 đến 2017, chỉ số này của Việt Nam đã tăng từ 0.64 lên 0.67, cao hơn mức trung bình của các nước trong khu vực cũng như trong mức thu nhập tương đương. Các bạn nghĩ sao về các nhận xét này của World Bank? Có thật sự chúng ta đang tốt lên không?

Tham khảo World Bank
 



Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: https://www.youtube.com/channel/UCOxeYcvZPGf-mGLYSl_1LuA/videos
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com