
Cuộc họp của Hội đồng bảo an quốc gia nhằm cân nhắc vấn đề mã hóa còn có sự tham dự của các vị phó trưởng đến từ nhiều cơ quan thuộc chính phủ nhưng chưa có quyết định được đưa ra.
Theo đó mã hóa end-to-end là hình thức mã hóa được nhiều ứng dụng như WhatsApp và Telegram sử dụng. Nó chỉ cho phép người gởi và người nhận truy xuất vào thông tin gởi đi. Lực lượng hành pháp và các công ty công nghệ đã nhiều lần đối đầu vì hình thức mã hóa này. Điển hình là sau vụ nổ súng ở San Bernadino, California năm 2015, Apple đã từ chối mở khóa một chiếc iPhone 5C được thủ phạm sử dụng và sau cùng, cơ quan chức năng cũng mở khóa được chiếc máy nhưng nhờ sự trợ giúp của một bên thứ 3.
Hồi tháng 12 vừa qua, Úc đã thông qua một đạo luật yêu cầu các công ty công nghệ cho phép lực lượng hành pháp truy xuất vào các tin nhắn mã hóa vì lý do an ninh quốc gia và khủng bố. Google, Twitter, Facebook và nhiều công ty công nghệ khác phản đối đạo luật này khi cho rằng nó sẽ làm suy yếu các nỗ lực bảo mật hiện tại và mở đường cho hacker lạm dụng.
Theo: CNET