Pages

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

[Tìm hiểu về TV] Plasma: Ông hoàng một thời của HDTV

Trong số tất cảc các công nghệ hiển thị của ngành công nghiệp TV, Plasma là cái tên rất thú vị. Có thể vì nó là công nghệ đã khai sinh ra khái niệm HDTV (TV độ nét cao), cũng có thể là vì nó đã có một cuộc cạnh tranh sòng phẳng đi đến kết cục buồn trước LCD, và cũng không loại trừ lý do là chiếc HDTV đầu tiên của người viết bài là TV Plasma. Nhưng dù cho có lý do gì đi nữa, TV Plasma đã ghi dấu ấn rất lớn trong lịch sử của ngành công nghiệp TV và nó sẽ là đề tài mà mình muốn chia sẻ với các bạn trong bài viết này.

TV Plasma là gì?

Công nghệ hiển thị Plasma thực chất đã xuất hiện từ 1936. Tuy nhiên phải chờ đến thập niên 90, với sự kết hợp giữa các thương hiệu Nhật Bản như Fujitsu, Panasonic và Pioneer thì công nghệ này mới được đưa lên TV.

panas1-1.jpg
Panasonic đã bán TV Plasma cỡ lớn từ năm 2004

Năm 1992, Fujitsu đã giới thiệu màn hình Plasma màu 21 inch đầu tiên trên thế giới. Điều này đã thúc đẩy Panasonic 2 năm sau gia nhập vào việc nghiên cứu và phát triển công nghệ hiển thị Plasma. Và đến năm 1997, chiếc TV Plasma đầu tiên trên thế giới được Pioneer bán ra, khởi đầu cho kỷ nguyên HDTV.

Nhờ chất lượng hình ảnh vượt trội (so với các công nghệ thời điểm đó), TV Plasma đã thống trị thị trường HDTV cỡ lớn vào đầu những năm 2000. Ở phân khúc kích thước nhỏ, nó gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của LCD. Tuy nhiên kể từ năm 2010, công nghệ LCD đã có những bước phát triển vượt bật và dần chiếm mất thị phần của cả Plasma lẫn CRT. Kết quả cuối cùng là đến 2014, ngay cả nhà sản xuất TV Plasma nổi tiếng nhất vào thời điểm đó là Panasonic cũng phải chính thức từ bỏ cuộc chơi và chuyển sang LCD.

Nguyên lý hoạt động cơ bản

Công nghệ hiển thị Plasma được lấy tên từ trạng thái tứ 4 của vật chất (rắn, lỏng, khí), trong đó các chất bị ion hoá mạnh và phát ra tia UV. Nguyên tắc hoạt động của nó cũng dựa trên điều này.

[​IMG]

Tấm nền Plasma được cấu tạo bởi hàng triệu ô nhỏ, mỗi ô tương đương với một điểm ảnh phụ, được kẹp giữa 2 lớp kính. Bên trong các ô này là hỗn hợp các khí hiếm và phosphor. Khi dòng điện đi qua, các khí hiếm này sẽ bị ion hoá (plasma) và phát ra tia UV. Tia UV này sau đó sẽ kích thích phosphor phát sáng. Cũng giống như những công nghệ hiển thị khác như LCD, OLED hay CRT, Plasma cũng sử dụng 3 điểm ảnh phụ với 3 màu cơ bản (phát ra từ 3 loại phosphor khác nhau) để tạo nên màu sắc cuối cùng.

Plasma-lamp_2.jpg
Phản ứng Plasma tạo ra tia UV

Plasma sử dụng chung loại Phosphor như CRT, vì vậy nó luôn được biết đến với khả năng tái tạo màu rất chuẩn trong suốt vòng đời của mình. Điều này trái ngược với LCD, vốn mang tiếng là tái tạo màu không chuẩn cho đến khi công nghệ phát triển vài năm trở lại đây thì mới khắc phục được.

Một điều quan trọng là độ sáng các điểm ảnh của Plasma là cố định (LCD có thể thay đổi bằng đèn nền, CRT bằng tốc độ của electron, OLED bằng chính các đi-ốt), vì vậy để tạo ra được màu sắc nó phải sử dụng phương pháp PWM, điều chỉnh cường độ màu sắc bằng cách nhấp nháy hàng ngàn lần trong một giây.

Plasma và LCD

Vào những năm 90, phân khúc HDTV là cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa Plasma và LCD. Thời điểm đó, Plasma nhờ sở hữu chất lượng hình ảnh vượt trội cũng như kích thước lớn nên được xem là sự lựa chọn hàng đầu đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên nó cũng rất đắt đỏ, vì vậy phân khúc giá rẻ LCD cũng có phần nào chiếm lợi thế. Thậm chí vào thời kỳ này, người ta còn nghĩ rằng LCD chỉ dành cho những màn hình cỡ nhỏ dưới 40 inch.

3430055_W800C-4.jpg
LCD là kẻ chiến thắng trong cuộc đối đầu với Plasma

Vào cuối nằm 2006, với sự phát triển của công nghệ, người ta bắt đầu thấy rằng TV LCD đang lấy dần thị phần HDTV trên 40 inch, vốn là phân khúc mà TV Plasma thống trị trước đó. Và mọi thứ bắt đầu thay đổi nhanh chóng, từ sự lựa chọn hàng đầu cho HDTV, doanh số của TV Plasma giảm mạnh trong khi LCD tăng dần và trở thành vị vua mới trong ngành công nghiệp TV. Từ công nghệ được xem là dành cho HDTV cao cấp, Plasma bỗng chốc trở thành công nghệ dành cho các HDTV giá rẻ.

Cuối năm 2013, nhà sản xuất TV Plasma lớn nhất thế giới là Panasonic tuyên bố sẽ ngưng sản xuất từ tháng 3/2014. Và cũng trong năm 2014, cả Samsung và LG cũng đồng loạt ngưng ra mắt TV Plasma, đặt dấu chấm hết cho công nghệ hiển thị Plasma trong ngành công nghiệp TV.

Vì sao TV Plasma lai thất bại?

Đây là câu hỏi mà cho đến thời điểm này chúng ta vẫn chưa có được câu trả lời rõ ràng. Một sự thật là so với TV LCD cùng thời kỳ, TV Plasma sở hữu chất lượng hình ảnh có thể xem là vượt trội.

hn4xm1xfrstivqqtinqx.png
TV Plasma luôn tự hào là có khả năng hiển thị màu đen cực sâu

Một số cho rằng chính thiết kế quá cồng kềnh cũng như tiêu thụ nhiều năng lượng hơn LCD khiến nó bị người tiêu dùng lạnh nhạt dù chất lượng hình ảnh tốt hơn. Số khác cho rằng tiềm năng phát triển của công nghệ LCD là quá lớn, có thể áp dụng không chỉ trong TV mà còn các lĩnh vực khác (màn hình máy tính, thiết bị di động,...) đã thuyết phục các hãng theo đuổi LCD và bỏ rơi Plasma.

Bên cạnh đó do đặc tính kỹ thuật là sử dụng việc phản ứng ion hoá khá nguy hiểm, TV Plasma buộc phải sử dụng chất liệu kính đã được gia cố. Nhược điểm của việc này là độ phản chiếu của nó rất cao, do đó TV Plasma thường không phù hợp đặt ở những vị trí có nhiều nguồn sáng như phòng khách. Cho đến khi ngưng sản xuất vào năm 2014, lớp phủ chống chói luôn là một trong những điểm nhấn công nghệ mỗi khi Panasonic giới thiệu dùng TV Plasma mới.

2s9umih.jpg
Mặt kính của TV Plasma thường bị phản chiếu khá nặng

Và có lẽ cũng không loại trừ yếu tố về lợi nhuận, bởi chi phí sản xuất TV Plasma cao hơn khá nhiều so với TV LCD tương đương phân khúc. Từ năm 2012, TV Plasma còn được xem là dòng HDTV giá rẻ, mặc dù chi phí sản xuất của nó đắt hơn TV LCD. Trên thực tế vào những năm cuối cùng trong vòng đời của mình, Panasonic là thương hiệu duy nhất quyết tâm theo đuổi công nghệ Plasma, trong khi Samsung và LG thực chất chỉ bán cho đủ bộ (cả hai thương hiệu Hàn Quốc đều chú trọng mảng TV LED hơn).

Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng ngay từ khi mới ra đời, công nghệ Plasma thiếu sự ủng hộ từ những hãng TV. Thống kê trong năm 2006 cho thấy mặc dù có đến 50 thương hiệu TV Plasma, thực chất chỉ có 5 nhà sản xuất.

Một số điều thú vị về TV Plasma

Cho đến khi bị ngưng sản xuất, TV Plasma luôn được đánh giá cao hơn LCD/LED ở chất lượng hình ảnh. Mỗi điểm ảnh của Plasma có khả năng tự phát sáng, vì vậy khả năng trình diễn màu đen (tắt hẳn điểm ảnh) của Plasma là cực tốt, tương đương với OLED ngày nay. Bên cạnh đó góc nhìn rộng và tốc độ đáp ứng nhanh cũng là đặc trưng mà ngay cả TV Plasma giá rẻ vẫn sở hữu. Cách đây khoảng 4-5 năm, TV Plasma thường được xem là sự lựa chọn hàng đầu nếu như bạn muốn sắm TV giá rẻ để xem thể thao.

33002556-2-440-ANGL-2.gif
Pioneer Kuro, dòng TV Plasma huyền thoại

Đỉnh cao của TV Plasma là dòng TV Pioneer Kuro được giới thiệu vào năm 2008. Với khả năng thể hiện màu đen cực sâu, đây là dòng TV có chất lượng hình ảnh tốt nhất thế giới vào thời điểm nó ra mắt. Nhiều năm sau đó, dù các dòng TV đời mới có thể vượt mặt Kuro ở tất cả các thông số khác, nhưng độ sâu màu đen của nó vẫn là bất khả chiến bại cho đến tận năm 2014, khi Panasonic thực hiện được điều tương tự với TV Plasma VT60. Và với sự phát triển của công nghệ, TV OLED hiện nay đã có thể dễ dàng đạt được độ sâu lý tưởng của Kuro trước đây.

panasonic-vt60.jpg
Panasonic VT60, dòng TV Plasma cuối cùng của Panasonic, đạt độ sâu màu đen ngang ngửa với huyền thoại Pioneer Kuro

Pioneer Kuro được xem là thước đo chất lượng hình ảnh kể từ khi ra đời vào năm 2008, tuy nhiên nó cũng đánh dấu sự kết thúc của vòng đời TV Plasma. Với mức giá khởi điểm đến 6000 USD, chất lượng hình ảnh tuyệt vời của Kuro vẫn không giúp được Pioneer ngừng thua lỗ trong thời kỳ mà TV LCD giá rẻ thống trị thị trường. Chỉ một năm sau, Pioneer bán mảng TV cho Panasonic và chính thức rút khỏi thị trường TV. Trong khi đó, với mỗi thế hệ TV giới thiệu, Panasonic đều cố gắng đạt được độ sâu màu đen như Kuro nhưng với một mức giá thấp hơn. Năm 2013, Panasonic đã đạt được điều này với dòng Plasma VT60 với giá khoảng 3600 USD. Một năm sau, Panasonic chính thức rút khỏi mảng TV Plasma và chuyển hẳn sang LCD.

Tham khảo thêm:
[Tìm hiểu về TV] CRT: Công nghệ của ngày hôm qua
[Tìm hiểu về TV] Các loại công nghệ tấm nền phổ biến


Tổng hợp​
 

File đính kèm:

[Xem tin khác]