

Trái đất được tạo thành và tồn tại như thế nào? 4,6 tỉ năm trước, Trái đất được tạo ra từ những vật chất của 1 đám mây khí ga khổng lồ. Đám mây ga này đặc hơn ở trung tâm và không ngừng được bồi đắp, những vật chất nhỏ bắt đầu gộp lại, ngày một lớn dần lên đến khi nó được gọi là "hành tinh".

Quá trình này dài khoảng 10 tới 20 triệu năm và chưa được xác minh rõ. Vào khoảng thời gian này, khi hệ Mặt trời còn trẻ và hỗn loạn, một vật thể khổng lồ với kích thước lớn cỡ Sao Hoả va chạm với Trái đất, cú va chạm khủng khiếp đến nổi khiến một phần của Trái đất văng ra quỹ đạo và hình thành Mặt trăng - vệ tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời nếu so tỉ lệ với hành tinh chủ.

Tại thời điểm này, Trái đất như địa ngục dung nham, liên tục bị tấn công bởi các tiểu hành tinh và một bầu khí quyển độc hại. Nhưng hãy kiên nhẫn vì sau đó là một thay đổi đáng kể. Trái đất nguội dần, nước của Trái đất cộng với nước từ hàng triệu tiểu hành tinh dần bay hơi, kết tụ và gây mưa.

Nhắc đến nước, ngày nay, nước chiếm 71% bề mặt Trái đất và 29% còn lại là đất liền. Trong đó, 97,5% là nước mặn, trong khi chỉ có 2,5% là nước ngọt. Phần nước ngọt nằm ở dạng băng và tuyết đến 69%, 30% là nước ngầm và chỉ có khoảng 1% là nước ngọt nằm trên bề mặt. Nhưng chúng cũng thường bị đóng băng vào mùa đông, do đó chỉ có một phần rất nhỏ nước của chúng ta thực sự là ao, hồ, sông, suối và một phần rất rất nhỏ chứa trong các cơ thể sống.
Khi Trái đất nguội dần, bề mặt hình thành một lớp vỏ mỏng. Nhưng bên trong trái đất, dòng dung nham vẫn tiếp tục di chuyển, khiến lớp vỏ bị xé toạc hoặc sáp nhập với nhau - quá trình này gọi là "kiến tạo mảng". Lớp vỏ của Trái đất bao gồm những mảng địa chất khổng lồ di chuyển xung quanh. Khi gặp nhau, chúng chồng lấp và tạo ra những dãy núi hùng vĩ hoặc bị uốn cong và tạo thành rãnh sâu. Đó là cách ngọn núi cao nhất: Núi Everest, và rãnh sâu nhất: Rãnh Mariana Trench được hình thành.

Những dãy núi và rãnh trên bề mặt Trái đất thật sự hùng vĩ nhưng khi bạn nhìn vào mặt cắt Trái đất, bạn có thể thấy nó thực sự nhỏ bé. Phần chúng ta đứng là lớp vỏ, dày trung bình khoảng 50 km. Lỗ khoan sâu nhất từng được tạo ra bởi con người là 12,262 km.

Sau lớp vỏ là đến lớp Mantle. Đó là một lớp dày khoảng 2.900 km bao gồm lớp Mantle trên, và lớp mantle dưới. Lớp Mantle trên cũng có các vùng khác nhau, vùng phía trên gắn với lớp vỏ được gọi là "Thạch quyển", vùng phía dưới dẻo hơn, trong đó chứa vật chất ít di động.
Dưới lớp Mantle là lớp ngoài của lõi Trái đất. Lõi ngoài của Trái Đất là một lớp chất lỏng gồm sắt và niken, dày khoảng 2,266 km, có nhiệt độ thay đổi từ 4000 ℃ đến 5700 ℃. Bên trong là phần lõi trung tâm chủ yếu là chất rắn làm từ hợp kim sắt-niken với bán kính khoảng 1.200 km (70% kích thước của mặt trăng).

Tiếp đến, chúng ta sẽ tìm hiểu về từ trường Trái đất. Đây là một tấm khiên vô hình ngăn chặn Trái đất khỏi các hạt năng lượng cao từ Mặt trời và các nguồn khác, cho phép duy trì một môi trường ổn định với tác động bức xạ tương đối nhỏ trên Trái đất.

Nhưng tại sao hiện tượng này lại xảy ra? Trên thực tế, chúng ta không thực sự hiểu hết về nó. Chúng ta chỉ biết bên trong lõi Trái đất có những dòng điện lớn di chuyển một cách phức tạp. Chúng tạo ra từ trường ổn định theo quy luật của điện động lực học. Toàn bộ hệ thống này được gọi là "Dynamo".

Còn về không khí bao quanh chúng ta thì sao? Không khí khô bao gồm chủ yếu là Nitơ, Oxy, Argon, Carbon, một lượng nhỏ hơi nước và các khí khác. Con người phụ thuộc vào lớp thấp nhất của khí quyển: tầng đối lưu - dày trung bình 12 km và là nơi xảy ra các hiện tượng thời tiết. Phía trên là tầng bình lưu, nơi mà lớp Ozone bảo vệ chúng ta khỏi những tia sáng năng lượng cao từ Mặt trời. Trên nữa là tầng trung lưu - nơi lạnh nhất của Trái Đất, với nhiệt độ trung bình khoảng -85 ℃.

Vào 80 km trở lên là vùng chuyển giao sang không gian, tuy không có biên giới rõ ràng nhưng con người quyết định rằng không gian bắt đầu từ đây. Khi lên đến 100 km, bạn chính thức tiến vào không gian, nơi không có không khí, trong khu vực này, xuất hiện tầng cực quang, trạm không gian ISS. Các nguyên tử và phân tử ở khu vực này rất xa nhau, thậm chí nó có thể đi hàng trăm cây số mà không va vào nhau.

Con người tính đến nay chỉ tồn tại khoảng 200.000 năm- chỉ khoảng 0,004% lịch sử Trái đất, thực sự không lâu so với bề dày lịch sử hình thành Trái đất. Trái đất là một trong những sản phẩm sâu xa nhất vũ trụ, để có kết quả như ngày nay phải trải qua cả một quá trình liên tục kiến tạo và hủy diệt, cùng những yếu tố ngẫu nhiên của quy luật vũ trụ, tóm lại chúng ta thật sự may mắn.
Nguồn: Kurzgesagt