Pages

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2019

Lược sử 25 năm đĩa nhạc CD - Phần 1: Những đốm sáng ý tưởng

nhạc trực tuyến như Tidal, Spotify... Rồi lại đến sự vực dậy thịnh vượng của đĩa vinyl, một phần còn lại của âm nhạc lưu trữ đang có chiều hướng đi xuống đó là đĩa CD. CD hay không? Mới cách đây 1 tuần, mình mua đĩa TigerLily của Natalie Merchant, bỏ vào cái transport Chord Blu mk2 rồi nghe, ô hay, bình thường mình vẫn dùng cổng USB của transport này để nghe nhạc từ Tidal, hôm nay nghe đĩa lại thấy nó quyến rũ một kiểu khác.

Đang tải 25cdlaserarm2.jpg…

Đấy, mỗi cái cách chơi, mỗi sự trải nghiệm đều có giá trị riêng của nó và mình không bài trừ một kiểu chơi nào cả, vì bản thân thiết bị, tốt hay xấu, khi đọc một đĩa cũng mang lại sự khác nhau về âm sắc, không gian và cảm xúc trong âm thanh. Thế nên mình viết bài này, chia làm 3 phần cho anh em đọc :D

Đang tải tinhte-cd-25-years-phonograph.jpg…

Thomas Alva Edison phát minh ra chiếc máy quay Phonograph và định dạng tín hiệu âm thanh khắc theo chiều dọc trên xy-lanh. Kỹ thuật này được đặt tên là "hill-and-dale" và sau đó được Edison và Pathé sử dụng trong 1 định dạng đĩa đời đầu. Emile Berliner sau đó phát triển thêm kiểu khắc theo chiều ngang và mở đầu cho công nghệ đĩa LP. Trong thời gian này, nhiều công ty điện tử và hãng thu cũng vào cuộc và đưa ra thêm nhiều ý tưởng cải tiến khác, trong đó có cả những hệ thống thu âm hoặc các định dạng lưu trữ khác nữa. Một số chúng được sử dụng và phát triển thành các công nghệ âm thanh tồn tại đến ngày nay, số còn lại không được ứng dụng vì các lý do nào đó.

Đang tải tinhte-cd-25-years-1.jpg…

Hình trên, các kỹ sư của Philips Physics Laboratory (NatLab) tại Eindhoven chính thức bắt tay vào nghiên cứu các công nghệ kỹ thuật số vào khoảng năm 1967. Sau đó vài năm, họ cho ra đời mẫu đĩa video laser đầu tiên với khả năng lưu trữ cả hình ảnh và âm thanh. Đây cũng là lúc nhen nhóm thêm ý tưởng cho 1 chiếc đĩa laser chỉ với khả năng lưu trữ riêng âm thanh mà thôi, bỏ qua phần hình ảnh nếu không cần thiết.

Kết quả là sự thành hình của mẫu đĩa có đường kính 12cm được đọc bằng tia laser. Chiếc đĩa này có 1 bề mặt phản quang, được che bởi mặt còn lại không phản quang và có cấu tạo gồm những lỗ li ti với kích thước tính bằng micro-met. Những lỗ này chính là dữ liệu âm thanh được ghi trên đĩa, và tia laser phản chiếu lại từ đĩa sẽ được đọc bởi mắt đọc (photo-cell) và chuyển đổi thành tín hiệu analog.

Đang tải tinhte-cd-25-years-2.jpeg…

Chiếc đĩa CD (Compact Disc) đầu tiên được đúc vào này 17/8/1982 tại nhà máy Polygram gần khu vực Hannover (Đức). Tính đến năm 2007 định dạng này đã đạt 25 tuổi. Và cho dù có chất lượng tín hiệu và bit-depth thấp hơn nhiều so với đĩa LP và băng từ khi được trích xuất, đĩa CD, với tính tiện dụng, vẫn nhanh chóng trở thành người kế thừa thế hệ mới cho định dạng đĩa vinyl.

Bắt đầu từ năm 1967

Vào cuối những năm 70, các hãng làm amplifier hi-end bắt đầu đắn đo về mức băng thông cực lớn cũng như những hiện tượng méo tiếng có thể xảy ra nhằm tối ưu hóa khả năng tái tạo tín hiệu âm thanh. Điều này không chỉ liên quan đến giá trị THD (Total Harmonic Distortion) mà còn chú ý đến cả 2 thông số mới là TIM (Transient Intermodulation Distortion) và DIM (Dynamic Intermodulation Distortion) nữa (lạy chúa, tui ko biết phải dịch 2 cái méo này ra tiếng việt như thế nào cho nó hợp lý nên tui để yên vậy nha :D). Việc các định dạng kỹ thuật số ra đời sẽ làm cho những nghiên cứu nhằm tối ưu hóa các thông số này này trở nên lỗi thời.

Đang tải tinhte-cd-25-years-4.jpg…

Các kỹ thuật thu âm kỹ thuật số lúc đó cũng thường được giới thiệu ở các hội chợ âm thanh quy mô lớn như Funk-Ausstellung (Berlin), CES (Chicago and Las Vegas), Heathrow (London), Firato (Amsterdam), Festival du Son (Paris)... Tuy vậy đa phần người yêu nhạc nói chung và dân audiophile nói riêng không quá nhiệt tình đối với âm thanh kỹ thuật số, đa phần là vì họ có thể dễ dàng nghe thấy các khác biệt âm học từ độ phân giải thấp và mức băng thông bị giới hạn. Điều này càng làm cho công nghệ âm thanh kỹ thuật số lép vế hơn so với analog.

Đây là còn chưa tính đến những ai đã đầu tư nhiều vào những chiếc turntable hi-end, cartridge đắt đỏ, amplifier và loa cao cấp hay đầu thu băng với chất lượng chuyên dụng. Họ đã quen với chất lượng âm thanh ở cấp độ tốt nhất và luôn đặt ra 1 tiêu chuẩn rất cao. Đối với họ, chỉ những âm thanh từ chiếc đĩa vinyl cao cấp, được set-up kỹ lưỡng với chất lượng quét đĩa không nhiễu tiếng mới đạt chất lượng "đáng để nghe" mà thôi.

Năm 1966 phóng viên chuyên mục âm thanh Leonard Marcus của tạp chí High Fidelity có đăng bài viết 'The Prospects in Audio' để luận bàn về các định dạng âm thanh đang hiện hữu. Bài viết giới thiệu định dạng đĩa LP 7-inch 8RPM với các lời nhận xét như "cho chất âm nguyên bản và trung thực như trong phòng hòa nhạc", "không bị ảnh hưởng bởi nhiễu tiếng từ kim dò" và "chống bám bụi hay trầy xước". Cũng trong tờ báo này, số phát hành tháng 4 năm 1966, Harold Olson - kỹ sư đầu nghành của hãng RCA cũng đã có những ý tưởng, nhận định mang tính bộc phá: "Trong tương lai, quá trình thu âm sẽ rất khác, không có âm nhạc được khắc lên trên đĩa nữa, mà chỉ là các dòng mã nhị phân" và "tín hiệu âm thanh có thể sẽ được đọc bằng chùm tia electron". Nhận định này thực ra không phải là khen hay chê, mà chỉ là nhận xét về định dạng lưu trữ nhạc trong tương lai sẽ khác xa so với hiện tại lúc đó. Thực ra đối với chúng ta ngày nay thì công nghệ CD chẳng phải là thứ gì quá ghê gớm, nhưng đối với năm 1966 thì đây giống như là 1 "bước tiến xa" của tương lai, gần giống với chiếc ván bay Hoverboard trong bộ phim Back to the Future vậy.

Đang tải tinhte-cd-25-years-4.jpg…

Trong bài viết còn có thêm nhiều "dự đoán" tương lai nữa và nói chung khá giống với thời điểm hiện tại. Leonard Marcus dự đoán về việc người dùng chỉ cần "gõ tên tác phẩm muốn nghe vào máy là đã có thể thưởng thức" (gần giống với hình thức stream nhạc hiện nay) hay "nhạc có thể được lưu trữ trên 1 con chip nhỏ gọn" (có thể là USB hay thẻ nhớ ngày nay).

Còn tiếp.....

Nguồn ảnh tham khảo: Wikipedia, LAWeekly, PhilipsMuseumEindhoven, ETH, SoundFountain
 



Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: https://www.youtube.com/channel/UCOxeYcvZPGf-mGLYSl_1LuA/videos
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com