Header ads

Header ads
» » Chọn pin điện thoại

Làm sao để biết một viên pin là tốt và phù hợp với chiếc điện thoại của bạn? e-CHÍP Mobile mời các bạn cùng tham khảo sáu thông số sau, nhất là về dung lượng pin và công nghệ chế tạo pin.

Kích thước

Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên. Mỗi dòng điện thoại, đặc biệt là của các hãng sản xuất khác nhau, sẽ có khu vực chứa pin có kích thước khác nhau. Kích thước, hay cụ thể là độ dầy của viên pin, thường quyết định kiểu và dung lượng pin. Pin có dung lượng lớn thì kích thước cũng sẽ phải to hơn, nếu có cùng chất liệu. Nghĩa là, khi chất liệu và công nghệ chế tạo phát triển, chẳng hạn những viên pin loại lithium-ion hay lithium polymer mới sẽ có dung lượng cao hơn, nhờ được nén nhiều năng lượng hơn trong cùng một khoảng không gian.

Bạn nên chú ý là các nhà sản xuất khác nhau vẫn thường sử dụng những thuật ngữ dạng... quảng cáo (như "mỏng", "siêu mỏng", "mở rộng"), vì vậy không thể mang so sánh với nhau. Một vài điện thoại có vùng chứa pin dạng mở, cho phép bạn sử dụng các loại pin có độ dầy mỏng khác nhau. Tuy vậy, với phần lớn các loại điện thoại hiện nay, pin được chứa trong hộp đóng kín, với kích thước sẽ bị cố định.

Trọng lượng pin

Trọng lượng pin có liên quan mật thiết với kích cỡ viên pin. Pin càng có dung lượng cao, càng dầy, càng lớn thì càng nặng. Khi công nghệ phát triển, dung lượng pin có thể tăng lên trong khi trọng lượng pin vẫn không cần thay đổi. Dù sao, các viên pin ngày nay khá nhỏ nên bạn sẽ không thể nhận ra việc chúng tăng thêm vài gam trọng lượng. Bạn chỉ có thể so sánh sự khác biệt khi trọng lượng viên pin tăng lên gấp đôi, hay ít nhất là gấp rưỡi.

Vị trí mạch kết nối

Pin điện thoại dùng để cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động của điện thoại thông qua các mạch điện. Vì vậy, ngoài kích thước tương đồng giữa viên pin với khu vực chứa trên điện thoại, vị trí của phần mạch đồng cũng phải tương thích giữa hai bên. Cho dù viên pin có đặt vừa vào điện thoại nhưng vị trí các mạch tiếp xúc không đúng thì viên pin đó cũng sẽ không dùng được.

Các loại pin hiện nay thường có ba đến bốn chân đồng phục vụ cho việc kết nối cung cấp năng lượng. Vị trí mạch đồng thường nằm ở cạnh trên, hoặc cạnh phải viên pin. Bạn có thể quan sát trên viên pin và trong khu vực chứa pin của điện thoại.

Hiệu điện thế

Mỗi chiếc điện thoại sẽ cần một hiệu điện thế khác nhau để hoạt động. Như vậy, một viên pin phù hợp phải cung cấp đúng hiệu điện thế đó. Một viên pin có hiệu điện thế yếu hơn sẽ không cung cấp đủ năng lượng để điện thoại hoạt động. Còn một hiệu điện thế cao hơn mức yêu cầu lại có thể gây cháy mạch, hay hư hỏng điện thoại.

Dung lượng pin

Đây là một trong những yếu tố tiên quyết khi người dùng chọn mua một chiếc điện thoại, hay một viên pin mới. Dĩ nhiên dung lượng pin càng cao, thời gian đàm thoại và cả thời gian chờ của chiếc điện thoại cũng sẽ tăng lên. Nhưng như đã nói ở trên, một chiếc điện thoại dùng lâu sau mỗi lần sạc, do pin mạnh, sẽ nặng hơn một chiếc điện thoại có pin dung lượng thấp. Và theo khảo sát, hầu hết người dùng sẽ chọn một chiếc điện thoại nhẹ, có dung lượng pin ở mức trung bình.

Dung lượng pin được đo bằng đơn vị mAh (mi-li ăm-pe giờ), cho biết nguồn năng lượng mà viên pin có thể lưu được trong một thời gian. Đơn giản hơn, con số ấy cho biết viên pin có thể dùng được trong bao lâu thi cạn. Khi nhìn vào các thông số trên một viên pin, bạn có thể nhầm lẫn nhiều thứ, nhưng con số giá trị dung lượng pin thì lại khá chính xác.

Dựa trên dung lượng pin, thời gian mà bạn có thể sử dụng điện thoại là không cố định, do tuỳ thuộc vào tần suất thực hiện cuộc gọi của bạn, hay do điện thoại chỉ để ở chế độ chờ. Tuy vậy, bạn có thể so sánh thời lượng dùng của hai viên pin cùng loại dựa trên dung lượng pin. Ví dụ: trước đây, bạn đang dùng pin có dung lượng 900mAh, và bạn vừa thay nó bằng một viên pin có dung lượng 1.200mAh? Thời gian sử dụng điện thoại chắc chắn sẽ dài thêm.

Bốn loại pin, theo công nghệ chế tạo

Không phải bất cứ loại pin sạc nào cũng đáp ứng được những yêu cầu để trang bị cho thiết bị di động. Đặc biệt là với điện thoại di động, pin phải nhỏ và nhẹ, thời gian sạc nhanh, thời gian sử dụng lâu và phải cung cấp đủ năng lượng cho toàn bộ thiết bị. Ngoài ra, những tiêu chuẩn khác liên quan đến các vấn đề cháy nổ, nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình sạchay sử dụng pin, các cảm biến nhiệt độ, và dung lượng pin,... cũng được các nhà sản xuất quan tâm. Bên cạnh đó, do những thiết bị di động có thành phần phần cứng được cấu tạo từ các bo mạch điện tử (có yếu tố kim loại) nên pin sạc không được chứa a-xit hoặc các dung dịch ăn mòn kim loại như pin truyền thống, để tránh nguy cơ ăn mòn khi dung dịch trong pin bị rò rỉ ra ngoài.

Công nghệ chế tạo và chất liệu chế tạo sẽ làm ra các chủng loại pin khác nhau. Có bốn loại pin chính đã và đang được dùng trong các loại điện thoại di động. Trong đó, Nickel Cadmium (NiCd) là loại cũ và tệ nhất vì viên pin nặng nề, dung lượng lại thấp. Ngoài ra, pin NiCd hay gặp một lỗi chai pin do hiệu ứng nhớ (memory effect) trên pin.Nghĩa là, nếu bạn sạc lại một số lần nào đó khi pin còn năng lượng, pin sẽ "nhớ" rằng dung lượng pin bắt đầu từ vị trí sạc lại, chứ không phải ở vị trí hết pin.

Điểm yếu lớn nhất của pin NiCd là chứa Cadmium - một kim loại nặng độc hại, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ủy ban châu Âu (EU) đã chính thức cấm dùng pin NiCd, trừ trường hợp sử dụng cho y tế, hệ thống báo động, hệ thống đèn hiệu khẩn cấp và hệ thống năng lượng di động khẩn cấp. Tại Mỹ, trong giá bán pin NiCd có tính cả... phí xử lý pin khi kết thúc vòng đời. Nhiều nước trên thế giới vẫn đang triển khai thu hồi pin NiCd đã qua sử dụng, nhằm tránh nạn ô nhiễm Cadmium từ pin thải ra môi trường bên ngoài.

Cách đây vài năm, Nickel Metal Hydride (NiMh) từng là loại pin thống lĩnh thị trường nhờ nhẹ hơn pin NiCd có cùng dung lượng.Dù không bị chai do sạc lúc dùng nửa chừng, song nhà sản xuất vẫn khuyên người dùng làm tươi lại pin, sau một khoảng thời gian sử dụng. Cách thực hiện là, sau vài tuần sạc bất kỳ, bạn dùng cạn sạch pin rồi sạc đầy lại nó.

Sau đó, xuất hiện công nghệLithium Ion (gọi tắt là Li-Ion) tạo ra nguồn năng lượng pin mạnh hơn các loại pin cũ là NiMh và NiCd. Tính đến năm 2011, pin Li-ion đã chiếm tới 66% thị phần pin sạc tại thị trường Nhật Bản.

Tuổi thọ của hầu hết các loại pin Li-ion bị giảm nếu pin thường xuyên ở trong nhiệt độ cao. Sau một thời gian sử dụng, tốc độ sạc của pin Li-ion cũng giảm dần, pin cũ có thời gian sạc chậm hơn so với pin mới, thời gian sạc kéo dài hơn. Số lần xả kiệt năng lượng trong pin cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ của pin Li-ion. Cụ thể: Nếu số lần xả kiệt pin là ít, tuổi thọ pin sẽ càng cao.

Mặc dù vậy, dòng pin Li-Ion đang là chuẩn của hầu hết các dòng điện thoại trên thị trường hiện nay.Hầu hết người dùng đều công nhận loại pin nầy đạt chất lượng về kích cỡ, dung lượng và thời gian sử dụng. Bạn cũng có thể sạc lại pin Li-Ion lúc đang sử dụng dang dở mà không lo đến việc chai pin.

Mới nhất hiện nay là loại pin Lithium Polymer (LiPo), được sản xuất lần đầu trong khoảng những năm 1995-1997. Pin LiPo có dung lượng cao hơn các loại khác, viên pin có dạng "lá" polymer, giúp pin "dẻo hơn" và nhẹ hơn so với pin Li-ion vốn sử dụng các "trụ" chứa hóa chất theo kiểu pin truyền thống. Điểm mạnh của dòng pin LiPo là cho phép sạc lại bất kỳ lúc nào mà không sợ bị chai pin.

Pin Li-Po đang có vài điểm yếu như điện trở nội cao, thời gian sạc lâu và tuổi thọ pin không cao, đòi hỏi phải thực hiện thêm những nghiên cứu lâu dài để hoàn thiện công nghệ. Năm 2007, Toshiba công bố thiết kế mới cho phép sạc nhanh hơn, chỉ mất khoảng 5 phút để nạp được 90% dung lượng pin, nâng tuổi thọ từ hai lần lên 65-90 lần sạc. Một loại pin LiPo khác đang được phát triển, có tuổi thọ tới... 10.000 lần sạc. Chính do những yêu cầu khắt khe về cách thức sạc, thiết bị sạc để kéo dài tuổi thọ nên hiện nay pin LiPo chưa phổ biến trên thị trường.

Trí Thông - Nguyễn Tiến

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn