Bằng cách tinh chỉnh bộ gen trong giai đoạn phôi thai, các nhà nghiên cứu tại Đại học Yale đã tạo ra một con gà có chiếc mỏ của loài khủng long Anchiornis. Mặc dù nghiên cứu không nhằm mục đích tạo ra công viên khủng long thời hiện đại, nhưng đây là bước đột phá giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cơ chế tiến hóa dưới giác độ phân tử. Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Evolution.
Chim là loài động vật sở hữu mỏ với nhiều kiểu hình đa dạng, từ mỏ cong quặp xuống của chim hồng hạc, đến chiếc mỏ sắc nhọn uống cong của chim cú hay chiếc mỏ của gà nhà thông thường. Nhằm có được cái nhìn sâu sắc hơn về cấu tạo mõm, cấu trúc xương của loài khủng long trong mối liên hệ với kiểu hình của các loài chim hiện đại, Bhullar và các đồng nghiệp của ông đã tiến hành khảo sát hóa thạch mỏ khủng long và xương của chim hiện đại. Cuối cùng, họ phát hiện rằng cả 2 đều có chung một kiểu hình mà không loài động vật có vú hoặc bò sát nào sở hữu. Đó chính là loại gen quy định cấu trúc mỏ.
Tiếp theo đó, nhóm dùng biện pháp kỹ thuật để ức chế gen quy định mỏ ở loài gà hiện đại ngay trong giai đoạn phôi thai, nhóm nghiên cứu bất ngờ phát hiện rằng con gà tiếp tục phát triển với cấu trúc mõm và vòm họng tương tự như loài khủng long tổ tiên của chúng. Tất nhiên, "loài gà mới hình thành" vẫn chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu và Bhullar tuyên bố rằng điều này không hề dẫn tới một công viên khủng long trong thế giới hiện đại: "Thành công của chúng tôi là hiểu được nền tảng phân tử kiểm soát quá trình tiến hóa, chứ không phải là tạo ra một con gà lai khủng long để vui vẻ."![]()
Hình dạng của vòm họng của gà (bên trái), của phôi thai (ở chính giữa) và của khủng long (bên phải)