Header ads

Header ads
» » 10 bộ phim mà các nhà báo nên xem - Lời khuyên của LyndseyHewitt, US News

lockquote class="messageText SelectQuoteContainer ugc baseHtml"> 5fd4f6eb-19f4-4187-ae1a-84da5cce20b3.jpg Đây là bài viết giới thiệu bởi LyndseyHewitt - US News - khá lâu rồi nhưng vẫn được nhiều phóng viên ảnh báo chí ưa thích và chia sẻ. Hiện có khá nhiều cuốn phim hay mà những người làm báo nên xem... tất nhiên, bạn đã từng đọc được một số câu truyện nổi tiếng về nghề làm báo, chẳng hạn như "All the President's Men", vì vậy, tôi không cần phải nhắc lại những chuyện đó, tôi chỉ chọn ra những cuốn phim mà cách nào đó, qua một trao đổi với các nhà báo khác, tôi nhận thấy chúng đáng để xem. Sau đây là thứ tự ngẫu nhiên của chúng.



1. Salvador

4ccb8fb7-c661-4698-9c23-231869bad663.jpg
"Salvador" (1986) là một trong những cuốn phim đầu tay của Oliver Stone. Nó được đề cử hai giải Oscar, một cho James Woods, diễn viễn chính xuất sắc, và một cho Oliver Stone, kịch bản hay nhất. Cuốn phim này đã từng bị phim " Platoon (Trung Đội)" phủ bóng — cả hai cùng được phát hành trong một năm, vì thế, ai đã xem "Platoon" thì hầu như không xem "Salvador".

James Woods nhập vai nhân vật Hunter S. Thompson, nhưng thay vì là một văn sĩ, thì lại là một nhà báo sống lăn lộn, chẳng có trách nhiệm gì cả, chỉ tìm cách chụp ảnh.

Theo nội dung kịch bản, Oliver Stone cho thấy Hunter S. Thompson và phong cách làm báo riêng là những nét chủ đạo của cuốn phim, và điều đó hiện ra ngay khi bạn bắt đầu xem.

Trong phim có lồng thêm một trường đoạn phim tư liệu dài 62 phút có tên gọi là "Into the Valley of Death", thực sự đào sâu vào nghề phóng viên chiến trường.

Cuốn phim này dựa trên một sự kiện có thật vào năm 1980 nói về chế độ quân phiệt và cuộc nội chiến ở El Salvador.


2. Blood Diamond (Kim Cương Máu)
ea006ac4-279d-43ef-81af-41b4f889fca8.jpg
"Blood Diamond" (2006) các vai chính là Leonardo DiCaprio, và Jennifer Connelly, một phóng viên tìm cách vạch trần một câu chuyện về việc buôn bán kim cương bất hợp pháp trong cuộc nội chiến ở Sierra Leon từ năm 1996 đến 2001.

Trong phim, tôi thích Connelly bởi vì cô tỏ ra gan lì một cách phi thường và sẵn sàng làm mọi việc để đưa câu chuyện xung đột về kim cương ra trước thế giới. Cô rất tự tin.

Tôi cũng đặc biệt thích thú với cuộc trao đổi ngắn giữa cô và nhân vật do Leo thủ vai :

  • Danny Archer: Sao chúng ta không quay lại chỗ cô, xem còn gì nơi quầy rượu mini ấy nhỉ ?
  • Maddy Bowen: Tôi là phóng viên ảnh... tôi đã nốc sạch hết rồi. [Không thấy dịch phần này trong phim chiếu online tại VN với phụ đề tiếng Việt]


3. State of Play (Cuộc Chiến Cân Não)
cb5866d9-7215-4c9c-9a5f-d6eca6e36f19.jpg
"State of Play" (2009) là một phim gay cấn mang mầu sắc chính trị với diễn viên chính là Russell Crowe trong vai Cal McAffrey, một gã nhà báo cứng đầu căm ghét cái cách mà các tờ báo đang thay đổi. Gã thích chiếc máy tính cổ lỗ sĩ và ngăn tủ lộn xộn của mình theo cách riêng của nó. Nhưng rồi xuất hiện Rachel McAdams trong vai nhân vật Della Frye, một nữ nhà báo mới vào nghề và là một blogger chỉ muốn khẳng định mình trước những tay làm báo kỳ cựu như McAffrey.

Tôi rất thích sự hiểu nhau giữa hai nhân vật ấy, một cặp có vẻ như không thể nào phát hiện ra âm mưu chính trị được thực hiện bởi nhân vật do Ben Affleck thủ vai.

Tôi thích đoạn kết của phim, khi chiếu cảnh những từ báo được in ra từ loại máy in cũ. Trong phim trên DVD còn lồng thêm cảnh quay nói về việc báo in sắp hết thời, cách thu thập tin tức đang thay đổi, và từ đó xã hội cũng thay đổi theo. Thật sâu sắc đến ngạc nhiên và tôi có linh cảm rằng không có nhiều người làm báo xem kỹ cảnh quay được đưa thêm vào cho "State of Play" trên đĩa DVD...


4. City of God (Thành Phố của Chúa)
11e35d51-25aa-4ce8-b381-0618c505d76f.jpg
"City of God" (2004) phải có phụ đề, nhưng rất đáng xem. Nội dung phim diễn ra trong một thời kỳ dài từ những năm 1960 đến 80, tập trung vào một nhóm trẻ và những con đường dẫn chúng bước vào đời. Có đứa chọn ma túy, đứa khác chọn nhiếp ảnh.

Cuốn phim được IMDB xếp thứ 21 trên danh sách 250 phim hàng đầu, và được đề cử 4 giải Oscar vào năm 2004.

Khía cạnh về nghề làm báo được trải dài xuyên suốt khi chúng ta nhìn vào cuộc đời của những đứa trẻ vất vưởng lâm vào con đường ma túy ở Brazil — đặc biệt khi có đứa bắt đầu nhận ra điều đó và cuối cùng tìm được công việc nơi một tờ báo.


5. Network
92fb8c50-db2d-4448-bc1e-556b91992432.jpg
Cuốn phim bắt đầu từ đâu ? Có người bảo rằng "Network" (1976) là một lời tiên báo. Tôi đã phải xem nó lần đầu tiên khi còn là học viên báo chí — và tôi hoàn toàn không tin là nó được quay vào năm 1976.

Cuốn phim cách nào đó đã tiên đoán chính xác tình trạng của việc phát tin ngày nay, khi nó phụ thuộc vào những xếp hạng mà người ta sẽ làm mọi cách để có cho được, và nổi bật nhờ cách miêu tả sự điên rồ trong kỹ nghệ làm báo.

Cuốn phim kinh điển đã đạt 4 giải Oscar. Tôi đưa nó vào danh sách này bởi vì nhiều nhà báo trẻ mà tôi tình cờ gặp được không có chút ý tưởng nào về cuốn phim này…và thực ra thì gần như mọi người nên xem nó, nhất là các nhà báo.

Điều thú vị: Nữ diễn viên Beatrice Straight chỉ xuất hiện trên màn ảnh có 5 phút 40 giây, nhưng đã làm cho vai diễn của bà trở thành vai diễn với thời lượng ngắn nhất từ trước đến nay đạt giải Oscar.


6. Shattered Glass (Những Mảnh Vỡ)
c4ed5c53-f4c9-4443-8308-b83bb7bd8242.jpg
"Shattered Glass" (2003) kể lại một câu chuyện có thật về Stephen Glass, do Hayden Christensen thủ vai. Glass là một ký giả giảo họat tại D.C. vốn là một cây viết cho tờ "The New Republic" trong thời gian 3 năm, từ 19'95 đến 1998. Muốn nhanh chóng nổi tiếng, anh ta đã hết sức lố bịch khi thêu dệt những câu chuyện, thậm chí còn tạo ra những trang web và các nhân vật giả tạo, cho đến khi bị phát giác...

Stephen Glass ngoài đời thực mới đây cũng đã xuất hiện trong chương trình thời sự ... anh ta tìm cách nộp đơn xin làm luật sư tại tòa án California, nhưng bị bác đơn vì quá trình làm báo dối trá của mình. Anh ta biện bạch là mình đã thay đổi. Rốt cuộc, vào tháng Giêng vừa qua, Tòa Thượng Thẩm California Supreme đã phán quyết chống lại anh ta ... vậy là chẳng bao giờ anh ta có thể được làm luật sư. Thế là thất nghiệp !



7. Control Room
33367002-a43a-4f9d-9f54-2fcdd05c58a0.jpg
"Control Room" (2004) là một phim tài liệu tập trung vào quan điểm về cuộc chiến tranh của Mỹ với I-rắc và đặc biệt là nhắm vào mạng lưới truyền thông Al Jazeera, được cho là kênh phát tin phổ biến nhất của thế giới Ả-rập (Al Jazeera cũng đã từng phát triển tại châu Mỹ). Cuốn phim hầu như không được quảng đại quần chúng xem, song tôi cho rằng nó cực kỳ quan trọng để cho những người làm báo xem — nó khẳng định Al Jazeera "đã tiết lộ và tiếp tục đưa ra cho thế giới thấy mọi thứ về cuộc chiến tranh I-rắc mà chính quyền Bush không muốn ai thấy".



8. Zodiac (Tên Sát Nhân Huyền Thoại)
09610b74-b548-4723-acee-5261d71237de.jpg
Khi người ta nghĩ đến loại phim nói về báo chí, thì cuốn phim "Zodiac" (2007) của David Fincher thường không xuất hiện trong đầu, nhưng tôi cho rằng đó là một cuốn phim xuất sắc. Nó mang lại một cách suy nghĩ độc đáo của một ký giả chuyên vẽ tranh biếm họa, một lập trường mà hiện nay không còn tồn tại.

Cốt truyện dựa trên một câu chuyện có thật (và vẫn còn chưa có đoạn kết); Zodiac là một gã giết người hàng loạt chuyên gây án trong phạm vi San Francisco Bay suốt những năm cuối thập kỷ 1960 và đầu thâp kỷ 1970. Gã sát thủ gửi cho các tờ báo những manh mối. Jake Gyllenhaal, một ký giả chuyên vẽ tranh biếm họa chính trị cho tờ San Francisco Chronicle quyết định nắm cho được một kẽ hở để phá án, cùng với sự giúp sức của Robert Downey Jr. trong vai một phóng viên về tội phạm.


9. Good Night and Good Luck (Chúc Ngủ Ngon và Chúc May Mắn)
ed009607-5d76-4a88-90e5-06f9b5dc4022.jpg
Được đề cử 6 giải Oscars, "Good Night and Good Luck" (2005) rõ ràng là một phim về báo chí cần xem.

David Strathairn thật xuất sắc trong diễn xuất của mình khi thủ vai một nhà báo can trường và đáng kính nhất trong thế kỷ trước, Edward R. Murrow.

Cuốn phim sử dụng cảnh quay thực về Nghi Sĩ Joseph McCarthy, khi đài CBS thách thức và tìm cách đẩy ông vào việc khó khăn mà ông đã chứng tỏ cho thấy nó khó đến chừng nào.



10. The Insider (Người Trong Cuộc)
6dc6a935-a8df-4f77-bf41-ae1a89b23f72.jpg
"The Insider" (1999) là một cái nhìn lý thú vào thế giới "60 phút" (một chương trình của CBS).

Cuốn phim dựa trên một câu chuyện có thật, nói về một người tố giác kỹ nghệ thuốc lá quyết định xuất hiện trước máy quay vào năm 1995. Al Pacino đóng vai một nhà sản xuất có lý lẽ riêng và Crowe thủ vai người tố giác nhút nhát và là người xử lý hóa chất trong kỹ nghệ thuốc lá.

Xem lướt qua mẩu chuyện và diễn tiến bên trong chương trình "60 phút" ấy thật là thú vị và khi thấy Pacino diễn xuất hết mình để phơi bày câu chuyện mà ông tin là có thật.

Hiện vẫn còn vô số những cuốn phim tuyệt vời về báo chí mà tôi thích đưa vào thêm, đặc biệt là những phim cũ. Chủ đề xuyên suốt những cuốn phim ấy là : sự liêm chính và tính kiên trì. Hai phẩm chất ấy luôn sát cánh với sự nghiệp làm báo. Những cuốn phim này cùng với những cuốn phim khác chưa được kể ra mang lại một niềm cảm hứng lớn lao cho mục đích của chúng ta là chỉ nói lên sự thật với thế giới.

_____________________________________________________________
Vui lòng đưa thêm phim về báo chí mà bạn ưa thích nhất vào phần bình luận.



Nguồn: newscastic.com
 
[Xem tin khác]

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn