lockquote class="messageText SelectQuoteContainer ugc baseHtml"> Scott Bourne - thầy dạy nhiếp ảnh & người sáng lập photofocus chuyên trang về nhiếp ảnh - đã chia sẻ một loạt 10 quan điểm về chụp ảnh cho người mới học. Bản thân mình thấy cũng có điều hay cho anh em mới, nên chia sẻ lại. Scott Bourne nói lý do thúc đẩy ông chia sẻ là:
Scott Bourne chia sẻ 10 điều, không phải về kỹ thuật hay cách điều khiển thiết bị, mà là những điều giúp người chụp có cảm hứng nhiều hơn, sáng tạo mạnh dạn hơn, có cách nhìn và ghi hình cá nhân hơn... Đây là bài đầu tiên, ai thích thì xem như tản mạn ngày Chủ Nhật vài phút thư giản.

1 - THUẬT CHUYỆN - Storytelling
Tôi rất mê chụp ảnh. Tôi thích nhìn những bức ảnh giống như các nhà văn thích đọc sách. Xem ảnh người khác là một cách học chụp. Việc đó giúp tôi ngày càng nâng cao tay nghề của mình.
Tôi gặp phải khá nhiều vấn đề khó khăn liên quan đến khả năng nhìn của mình trong nhiếp ảnh. Có lúc tôi xem các bức ảnh mà không chắc mình đã hiểu, hay đã nhận ra được nội dung trong bức ảnh muốn nói gì, mặc dù kỹ thuật màu sắc ảnh sáng tuyệt hảo. Tôi tự hỏi, bức ảnh muốn nói cái gì? Những khi như vậy, tôi thích đóng vai bác sĩ và kê ra một đơn thuốc đơn giản: Hãy là một người thuật chuyện bằng ảnh hơn là một người chỉ biết chụp ảnh.
Sao lại thuật chuyện bằng máy ảnh? Vâng, chỉ vì một lý do duy nhất, đó là khi nhìn vào một bức ảnh người ta muốn nhìn thấy một câu chuyện được ghi lại. Thuật lại các câu chuyện bằng máy ảnh, buộc bạn phải từ tốn nhẫn nại hơn và suy nghĩ về những gì mình đang làm.
- Điều gì nơi cảnh trí ấy khiến bạn muốn chụp một bức ảnh ?
- Cái gì thôi thúc và thu hút con mắt của bạn ?
- Có chăng một cái gì đó đập vào mắt mà bạn muốn nắm bắt và lưu lại ?
Nhưng thuật chuyện bằng cách nào? Nếu không biết làm thế nào để trở thành một người thuật chuyện, bạn có thể thực hành theo một công thức thường được tôi nhắc đến gọi là SAS – viết tắt của những chữ : Chủ Thể, Chú Ý, Đơn Giản Hóa (Subject, Attention, Simplify)
Áp dụng SAS:
Điều nho nhỏ mà tôi muốn bạn rút ra từ đây là hãy tư duy như một người thuật chuyện chứ không như một người người chỉ biết chụp ảnh. Mọi chuyện khác chỉ là thứ yếu.

Tôi thích làm việc với những người mới chụp ảnh, từng chia sẻ về thiết bị và đặc biệt những kiến thức cơ bản. Tôi vừa có hân hạnh được làm việc với một số sinh viên. Họ rất sôi nổi, mạnh mẽ, đầy nhiệt tình và có tinh thần học hỏi. Họ cũng mang lại một quan điểm tươi mới về nhiếp ảnh khiến tôi phải lấy làm ngạc nhiên.
Nhưng, khi nói chuyện với họ, tôi đã rất ấn tượng bởi sự giống nhau trong các câu hỏi của họ: Thông số cấu hình máy ảnh ống kính trên các trang mạng? Cần mua loại máy ảnh nào ? Cần bao nhiêu ống kính & ống kính gì? ...v.v... Sau cuối cùng mới có môt câu hỏi – "Nên chụp cái gì?" Chụp cái gì rồi mới biết chụp thế nào để thể hiện cái gì đó và mới định được cần thiết bị gì phù hợp để chụp cho ra cái gì đó chứ!
Với từng ấy câu hỏi, tôi đã trả lời theo cách mà tôi sợ là có thể đã làm một vài người trong số họ phải thất vọng, giận hoặc ghét. Dù sao đi nữa – tôi cho rằng điều quan trọng là nên nhẹ nhàng hướng dẫn họ đi đúng con đường phải đi ngay từ khi mới bắt đầu.
Đó là, với trường hợp nào tôi cũng đều trả lời bằng câu:
"Hãy kể tôi nghe câu chuyện của bạn !"
Rõ ràng là TẤT CẢ những giao tiếp và TẤT CẢ những phương tiện truyền thông – thường tập trung vào các loại hình phát thanh, truyền hình, chiếu bóng, blogs, âm thanh KTS hoặc nhiếp ảnh – luôn xoay quanh một câu chuyện. Câu chuyện là tất cả. Nếu nắm bắt được nó, bạn sẽ là một nhiếp ảnh gia lão luyện.
Vậy, hãy nhớ.... đủ và đúng nhu cầu chụp, đừng quá tập trung vào trang thiết bị, hoặc kỹ thuật – hãy tập trung vào việc thuật chuyện. Phần còn lại tự nó sẽ tiếp diễn.
Các phần tiếp...
