lockquote class="messageText SelectQuoteContainer ugc baseHtml"> 14/6 là kỷ niệm 148 năm ngày sinh của Karl Landsteiner, một nhà khoa học Mỹ gốc Áo nổi tiếng thế giới, được biết đến với công trình phân loại máu người thành 4 nhóm A, B, O và AB vào năm 1900, sau đó năm 1937, ông cùng với Alexander S. Wiener phát hiện ra hệ Rh(+) và Rh(-), giúp loại bỏ hiện tượng tử vong khi truyền máu không cùng hệ Rh. Các công trình nghiên cứu của mình đã mang về cho Karl giải thưởng Aronson vào năm 1926 và giải Nobel Sinh Lý học năm 1930.
Như chúng ta đã biết, máu người chia ra làm 4 nhóm là A, B, AB và O. Trong đó, O là nhóm máu chuyên cho, máu này truyền cho cả 4 nhóm kia đều được, nhưng người có máu O chỉ có thể tiếp nhận máu của người máu O. Ngược lại, AB là nhóm máu chuyên nhận, tức là nhận máu của cả 4 nhóm kể trên, nhưng chỉ có thể hiến máu cho người cùng nhóm AB. Máu A và B dễ hơn một chút, nó nhận được máu từ nhóm O và A/B, nhưng chỉ có thể truyền cho người người cùng nhóm máu của mình và nhóm chuyên nhận AB (tức là máu A/B không thể truyền cho O). Ngoài 4 nhóm máu ra, còn có thêm hệ Rh(+) và Rh(-), tức là có tổng cộng 8 nhóm máu, có thể viết tắt là A+/A-, B+/B-, O+/O- và AB+/AB-.

Ảnh: Wikipedia
Trước năm 1900, khi không biết được một người có nhóm máu là gì thì y học thời đó truyền máu cho bệnh nhâu bị mất máu mang tính hên xui, tức là tỉ lệ tử vong rất cao do máu không tương thích. Chính vì vậy, nghiên cứu của Karl Landsteiner có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong y khoa nói chung và ngành huyết học, truyền máu nói riêng.
Tỉ lệ dân số mang các nhóm máu ở VN như sau:
- O: 44.42%
- A: 34.83%
- B: 13.61%
- AB: 7.14%
Ngược lại với Việt Nam, ở các nước Âu, Mỹ thì Rh không phải là vấn đề nghiêm trọng, tỉ lệ giữa Rh(+) và Rh(-) là 60/40, tức là 100 người thì có 60 người này 40 người kia, cũng có nghĩa Rh(-) KHÔNG PHẢI LÀ MÁU HIẾM ở xứ họ.
Trích từ trang Nhommau.vn:
Khi một người mẹ mang thai, họ cần được xét nghiệm máu để xác định hệ Rh. Ví dụ, người chồng nhóm máu A+ lấy vợ là nhóm B- và họ có con, vì Rh(-) là gen lặn nên người con này sẽ mang hệ Rh+ (nhóm máu A, B hoặc AB). Chúng ta cũng nên biết không phải dinh dưỡng từ người mẹ được truyền trược tiếp qua cơ thể thai nhi do tiếp xúc trực tiếp qua máu đâu, mà chỉ có sự trao đổi các chất dinh dưỡng qua các mao mạch.
Trong lần có con đầu tiên này, nếu người mẹ không có những sang chấn (hay những va chạm mạnh) khiến các mao mạch bị vỡ thì máu người mẹ sẽ không tiếp xúc trực tiếp với máu người con và các bạch cầu trong cơ thể mẹ không nhận ra "đối tượng lạ" là nhóm máu Rh+ nên vẫn bình thường, thai nhi vẫn khỏe mạnh và người mẹ vẫn có thể sinh con lần thứ 2 nữa.
Tuy nhiên, nếu những sang chấn đó khiến các mao mạch bị vỡ thì máu người mẹ sẽ tiếp xúc với máu người con, xét giống như trường hợp truyền máu tổng quát thì người con đầu vẫn sinh ra khỏe mạnh nhưng người phụ nữ đó không nên có con lần kế tiếp, do nếu có thai, bạch cầu nhận diện ra đối tượng lạ và thai nhi sẽ bị tiêu diệt. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng thai chết lưu. [Xem tin khác]