Được thiết kế và phát triển bởi Tổng công ty hàng không Sukhoi của Nga, Su-30 (Сухой Су-30, phía NATO gọi là Flanker-C) là mẫu máy bay chiến đấu đa dụng 2 động cơ 2 chỗ ngồi, được trang bị nhiều loại thiết bị và vũ khí tiên tiến cho phép thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ tấn công, phòng thủ, hộ tống đến tuần tra, do thám, tác chiến hoặc hiệp đồng tác chiến cả không đối không lẫn không đối đất ở mọi điều kiện thời tiết khác nhau.[Xem tin khác]
Cùng với Su 27, Su 34, Su 35, Su 30 là một trong những chiếc máy bay được sản xuất hàng loạt phục vụ biên chế quân đội Nga. Su 30 được chia thành 2 nhánh sản xuất bởi 2 công ty khác nhau là KnAAPO và Irkut Corporation nhưng đều đặt dưới sự quản lý của Sukhoi. KnAAPO sản xuất Su-30MKK và Su-30MK2 vốn được thiết kế và bán cho Trung Quốc, sau đó là Indonesia, Uganda, Venezuela và Việt Nam.
Su 27 không đủ tầm hoạt động, máy bay đánh chặn tầm xa Su 27PU và Su 30 ra đời
Su 30 được phát triển trong bối cảnh Su 27 dù có sức chiến đấu mạnh nhưng không đủ tầm xa để đáp ứng nhu cầu tác chiến của lực lượng phòng không Liên Xô (POV). Do đó, vào đầu năm 1986 Su 27 được cải ........ thành Su 27PU với tầm hoạt động rộng hơn. Đây là mẫu chiến đấu cơ 2 chỗ ngồi với hiệu suất giống như mẫu 1 chỗ ngồi Su 27 nhưng có tầm hoạt động xa hơn. Sau 3 nguyên mẫu thử nghiệm thành công, đến 31/12/1989 thì mẫu máy bay này được chính thức được sản xuất tại Irkutsk với tên gọi Su 30.
![]()
Thực hiện được "nhiều tư thế khó"
Su 30 thiết kế khí động học với cánh đuôi kép, kết hợp với khả năng kiểm soát lực đẩy vector nhằm tăng tính linh hoạt, tiện dụng và mang đặc điểm cất, hạ cánh độc đáo. Được trang bị hệ thống điều khiển kỹ thuật số fly-by-wire, Su 30 còn có thể thực hiện nhiều động tác bay khác nhau, bao gồm cả tailslide (trượt đuôi), rắn hổ mang Pugachev,... Các động tác này sẽ đột ngột giảm tốc máy bay để những chiếc máy bay đang đuổi theo phía sau vượt qua, đồng thời ngắt radar lock của đối thủ theo hiệu ứng doppler bởi tốc độ tương đối của máy bay bị giảm xuống dưới ngưỡng theo dõi trước đó của radar.
Vận tốc Mach 2, đạt tốc độ 1350 km/h ở độ cao thấp và tốc độ leo cao 230 m/s
![]()
Buồng lái Su-30
Su 30 sử dụng kết hợp 2 động cơ phản lực cánh quạt tỷ lệ vòng thấp Saturn AL-31F đốt sau (đốt nhiên liệu ở sau đuôi máy bay sát méo động cơ để tăng cường lực đất). 2 động cơ cho lực đẩy sau khi đốt nhiên liệu lần 2 là 245 kN ở vận tốc Mach 2, đạt tốc độ 1350 km/h ở độ cao thấp và tốc độ leo cao là 230 m/s. Với thùng nhiên liệu cơ bản là 5270 kg, một chiếc Su 30MK có khả năng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong 4,5 giờ với tầm bay 3000 km. Nếu được tiếp nhiên liệu trên không thì có thể duy trì tầm bay 8000 km với 10 giờ bay tại độ cao 11-13 km.
Su 30 còn có tính năng lái tự động tại tất cả các giai đoạn bay bao gồm cả những chuyến bat độ cao thấp trong chế độ theo dõi radar dưới mặt đất, chiến đấu độc lập hoặc theo phi đội chống lại các mục tiêu trên không hoặc dưới đất, biển. Hệ thống điều khiển tự động có kết nối với hệ thống định vị, đảm bảo tự động bay theo lộ trình, tiếp cận mục tiêu, hạ cánh,... một cách chính xác.
Radar quét mảng pha điện tử, 8 tấn vũ khí
![]()
Bản đồ các quốc gia có sử dụng Su-30 trong biên chế không quân
Một số trang bị tiên tiến khác trên Su 30 bao gồm radar xung Doppler, quét mảng pha điện tử bị động dò được các mục tiêu lớn trên biển ở khoảng cách 400 km, máy bay ném bom ở cự ly 200 km và các mục tiêu tiêm kích cỡ nhỏ trong phạm vi 120 m, hệ thống ngắm bắn tích hợp dẫn đường, hệ thống dẫn đường con quay laser, hiển thị thông tin trên mũ phi công, màn hình HUD trước buồng lái, màn hình LCD, hệ thống GPS, dò tìm hồng ngoại và laser,...
Su 30 có 8 giá treo vũ khí (ơ Su 30MK2 là 12): 2 giá treo ở đầu cánh, 3 dưới mỗi cánh, 1 dưới mỗi động cơ và 2 giá tại điểm tiếp giáp giữa động cơ và cánh. Khả năng mang theo 8 tấn vũ khí (ở Su 30 MKK là 12 tấn) bao gồm pháo GSh-39 30mm 150 viên đạn. tên lửa không đối không, không đối đất và bom.
Thêm một số hình ảnh của máy bay Su 30 thuộc biên chế không quân các nước
![]()
Su-30MKI của không quân Ấn Độ
![]()
Su-30MKM của không quân hoàng gia Malaysia
![]()
Su-30MK2
![]()
Su-30MKA của không quân Algerian đang được tiếp nhiên liệu trên không bởi II-78 Midas
![]()
Sukhoi Su-30MK2 của Không quân nhân dân Việt Nam
![]()
Su-30MK2 của Không quân Venezuela
![]()
Su-30SM của Không quân Nga
![]()
Su-30M2 của Không quân Nga
![]()
Su-3030MK2 của Không quân Uganda