Header ads

Header ads
» » Đừng click vào đây!

Mình đã cảnh báo các bạn đừng bấm rồi nhé...

Mặc dù tiêu đề đã rất rõ ràng là "đừng click vào đây" nhưng bạn vẫn không nghe, cứ bỏ mặc và click vào! Đừng sợ bởi cũng sẽ có rất nhiều người khác hành xử giống bạn và nếu không click vào sẽ có cảm giác rất khó chịu. Ơ hay, vậy hiện tượng này gọi là gì? Thật ra các bạn vừa trải qua một trong những thủ thuật dẫn dắt kinh điển, một phương tiện để thuyết phục cú click chuột vô giá của bạn gọi là "chiến thuật phản tuân thủ" hoặc thường gọi là tâm lý học nghịch đảo. Thú vị chưa, nhưng khoan đã, đừng đọc tiếp nữa.

Đừng đọc tiếp!

Tâm lý học nghịch đảo (Reverse psychology) xảy ra khi bạn bắt một người nào đó làm một việc hoặc có một suy nghĩ cụ thể nào đó mà bạn muốn bằng cách đưa ra gợi ý trái ngược với với mục đích đó. Thí dụ như mình muốn các bạn làm hành động A, mình sẽ bảo rằng các bạn Đừng làm A. Chiến thuật này có hiệu quả dựa trên nguyên tắc rằng chúng ta không muốn được dạy bảo để làm một việc gì đó.

Sự bất tuân này mạnh tới nỗi chúng ta sẽ làm một cái gì đó mà chúng ta không muốn làm hoặc tin vào cái gì đó mà chúng ta không muốn tin. Mục đích của sự bất tuân này chính là để khẳng định quyền tự chủ của mỗi con người và thậm chí họ sẽ làm ngay cả khi đó là một việc hoàn toàn vô lý hoặc đi ngược lại sở thích. Nói cách khác, con người rất bướng bỉnh tới nỗi thực hiện hành động đó một cách vô thức mà không biết là bị dẫn dắt.

Hầu hết mọi người thường cho rằng mẹo này là thứ chỉ có thể sử dụng ở trẻ con. Một số khác cho rằng đây chỉ là một khái niệm mơ hồ cần loại bỏ ra khỏi khác niệm tâm lý học. Tuy nhiên hiệu quả của nó là có thật và nó có thể thật sự được áp dụng trong cuộc sống hàng ngày với hiệu quả đáng ngạc nhiên. Nhìn chung, nó không phải là có hiệu quả trên tất cả mọi người, chắc chắn không phải lúc nào cũng đúng, đôi khi còn bị đem lại kết quả không mong muốn, nhưng nếu sử dụng đúng cách và có trách nhiệm, nó có thể giúp chúng ta thuyết phục những người khó tính và đạt được mục đích.

Bạn muốn sự tự do và quyền tự quyết cá nhân

Vậy tại sao thủ thuật này lại có hiệu quả? Bằng cách làm ngược lại với yêu cầu được đưa ra, chúng ta đang cố gắng tái thiết lập sự tự do và quyền tự quyết. Hành vi này mang tính thích ứng (ở một mức độ nào đó) và có thể bắt nguồn từ lịch sử tiến hóa của loài người.

dung_nhan_Tinhte.jpg
Theo nhà tâm lý học Paul Nail tại Đại học Central Arkansa, hành vi gây rối người khác (do làm trái lại yêu cầu của họ) có thể được thực hiện với mục đích gia tăng vị thế xã hội. Một người thường xuyên cau có, gắt gỏng, vốn có vị thế thấp trong totem xã hội có thể phá vỡ sự hài hòa trong một nhóm người với hy vọng rằng sẽ thu hút được những người khác đi theo họ. Cuối cùng, điều này có thể giúp gia tăng thứ bậc của họ hoặc thậm chí là dẫn tới việc thay thế quyền lãnh đạo.

Dưới góc độ tâm lý học, hành vi này được dẫn dắt bằng hiện tượng gọi là "điện kháng" (reactance) - một thuật ngữ đặt ra bởi nhà tâm lý học Jack Brehm từ những năm 1960. Điện kháng là hiện tượng mà chúng ta cảm thấy khó chịu khi sự tự do lựa chọn bị đe dọa. Điều này thường khiến chúng ta đi ngược lại với trào lưu và sẽ làm ngược lại với những gì người khác yêu cầu. Không quá ngạc nhiên, tâm lý học nghịch đảo hoạt động hiệu quả nhất đối với những người có điện kháng hay thay đổi và thường cau có, gắt gỏng.

Theo nhà tâm lý học Jeff Greenberg tại Đại học Arizona Tucson thì "Sự tự do chọn lựa thường mang lại sự kiểm soát... cho phép người ta có thể làm những gì tốt nhất phục vụ cho bản thân họ." Việc từ bỏ quyền kiểm soát và không đứng lên cho quyền lợi cá nhân đôi khi là có hại, do đó xu hướng hình thành "điện kháng" ở con người có thể là một sản phẩm của quá trình tiến hóa nhằm đảm bảo an toàn cho họ.

Đừng đọc đoạn bên dưới!

Trẻ em thường bị thu hút vào sự thuyết phục của hiệu ứng tâm lý học nghịch đảo. Điện kháng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của chúng. Nhà tâm lý học người Áo Otto Rank đã tiến hành theo dõi từ hơn 1 thế kỷ trước và đưa ra kết luận rằng trẻ em tìm hiểu chữ "không" trước rồi mớ tới chữ "có". Việc thực hiện những hành vi đối lập với quyền kiểm soát của cha mẹ là cách mà trẻ em phát triển ý thức về cá tính và qua đó, cảm giác về sự kiểm soát sẽ bắt đầu được hình thành.

Không chỉ ở trẻ em mà tâm lý học nghịch đảo còn có thể được áp dụng đối với người trưởng thành và bằng chứng là bạn đã đọc tới đoạn này (giả định bạn là người lớn, còn là con nít cũng không sao :D) Trong một nghiên cứu tiến hành bởi nhà tâm lý học Paul Nail, 200 sinh viên đã được khảo sát về việc sử dụng tâm lý học nghịch đảo và những chiến thuật dẫn dắt khác. Gần 2/3 trong số các sinh viên cho biết rằng họ thường sử dụng kỹ thuật này để thuyết phục người khác trong cuộc sống hàng ngày với tần suất khá thường xuyên.

Tuy nhiên, một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng không phải bất cứ dạng tâm lý học nghịch đảo nào cũng giống nhau. Trong một số trường hợp, các sinh viên đã sử dụng nó để khêu gợi ra một phản ứng yên tâm. Nail cho biết rằng "một số sinh viên có vẻ như đã hạ mình trước bạn bè của họ nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ của xã hội hoặc sự đảm bảo. Đó là một hành vi kỳ lạ, thậm chí là hơi không thành thật nhưng vô hình chung lại là một cách nhằm tạo nên sự yên tâm và nó thật sự có hiệu quả."

Áp dụng thế nào cho đúng?

bien_cam_Tinhte.JPG
Khi áp dụng chiến thuật tâm lý học nghịch đảo, cần tránh đưa ra chỉ thị không thật sự cần thiết hoặc hống hách. Hồi năm 1976, 2 nhà tâm lý học là James W. Pennebaker và Deborah Yates Sanders đã tiến hành thử nghiệm tương tự như cách mình đặt tiêu đề cho bài viết này. Cụ thể, nhóm đã đặt 2 tấm bảng trên tường nhà vệ sinh trong khuôn viên trường, một tấm ghi là "không viết lên tường dưới bất kỳ hình thức nào" và tấm còn lại ghi "xin vui lòng không viết lên những bức tường này". 2 tuần sau, mảng tường có chứ "dưới bất kỳ hình thức nào" xuất hiện lượng chữ graffiti nhiều hơn so với mảng tường còn lại.

Một cách khác để có được thứ mà bạn muốn chính là nói với người khác rằng đừng đưa bạn cái bạn muốn. Một thí dụ là hồi năm 2013, cô ca sĩ Lady Gaga đã nói với các fan hâm mộ rằng đừng mua album mà cô mới ra mắt. Khi đó Gaga nói rằng cô không còn liên hệ gì với nghề nghệ sĩ. Tương tự như vậy khi Queen quảng bá cho Bohemian Rhapsody, họ nói với các DJ rằng đừng nên chơi bài hát đó bởi nó quá ngắn.

Ngược lại, bạn cũng có thể nói với người khác về cái mà bạn biết chắc rằng họ sẽ nói không, sau đó bạn đưa ra một phương án thay thế mà bạn muốn. Thí dụ như bạn và một người bạn đang đi xem phim và cả 2 đều lựa chọn bộ phim cho riêng mình (giả sử bạn muốn xem A, còn người kia muốn xem B). Dựa trên nguyên tắc tâm lý học đảo ngược thì đầu tiên bạn sẽ nói rằng "Hãy xem phim B đi", một khi người đó bất tuân và không đồng ý. Và sau đó thì bạn đưa thêm gợi ý xem phim A vốn là cái mà bạn muốn. Trong tình huống thành công, đôi bên sẽ đều có lợi bởi bạn sẽ được xem phim bạn muốn, còn người kia cảm thấy có quyền lực do đã đưa ra quyết định.

Trong một thí dụ khác, các bậc cha mẹ có thể áp dụng cách làm này để áp dụng vào việc hướng con cái làm theo ý muốn của họ hoặc giữa các cặp vợ chồng. Một người kể lại rằng có một capwh vợ chồng luôn có những ý kiến trái ngược nhau, người chồng luôn không đồng ý với những ý muốn của người vợ. Nếu người vợ muốn đi ăn thịt nướng, ông sẽ chở cô ấy đi ăn lẩu và ngược lại. Dần dần, người vợ đã học được cách đưa ra yêu cầu trái ngược lại với mong muốn thật sự của cô và cuối cùng, cô đã đạt được mục đích.

Bản chất là sự lừa gạt, đừng lạm dụng

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Nail khẳng định rằng ông không tán thành chiến thuật này như một cách gây ảnh hưởng tới người khác bởi theo ông thì: "Nó có liên quan đến sự lừa gạt và bản chất của nó mang tính nham hiểm. Và nó chỉ thành công khi có một "hố sâu ngăn cách rất lớn" giữa đôi bên và mục tiêu của nó nhằm nâng cao nhận thức xã hội, kỹ năng xã hội, độ tuổi hoặc kinh nghiệm."

Theo một đồng nghiệp của Nail là Greenberg thì đôi khí nó còn bị phản tác dụng: "Nếu như sự tự do là không quan trọng, nếu các mối đe dọa có vè quá nghiêm trọng để chống lại, con người có thể sẽ tuân theo mệnh lệnh và từ đó, mục tiêu cuối cùng sẽ không thành công." Trên thực tế thì có một cách tiếp cận tâm lý học trị liệu gọi là nghịch lý can thiệp vốn sử dụng thành công kỹ thuật tâm lý học đảo ngược để thay đổi hành vi. Nhưng thay vì cố gắng lừa bệnh nhân, các chuyên gia sẽ cố gắng hướng hành vi của bệnh nhân theo hướng đúng đắn. Đây là một cách sử dụng tâm lý học nghịch đảo để củng cố khả năng tự kiểm soát của bệnh nhân.

Và đối với những người muốn áp dụng tâm lý học nghịch đảo trong cuộc sống hàng ngày, Nail cho rằng cần phải tiến hành một cách tinh tế và cẩn trọng bởi rất có khả năng phản tác dụng. Đối với những người không bị mắc mưu, tốt nhất thì người dùng "chiêu" này nên nói chính xác ý muốn của họ. Ông cho biết: "Theo kinh nghiệm của tôi, một khi trò lừa bị vạch trần, tất cả các quyền lực xã hội sẽ chuyển đổi từ người bày trò sang nạn nhân." Và vô hình chung, rất xin lỗi các bạn đã dùng thử cách làm này trong cách đặt tên bài viết. Tất cả chỉ nhằm mục đích vui vẻ là chính.

Tham khảo Tandfonline, Willey, Booksbell, Wiki, Gizmodo (1), (2)
 
[Xem tin khác]

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn