Hãng giải pháp công nghệ sinh học Draper đang phát triển kỹ thuật biến một con chuồn chuồn thành chiếc "máy bay drone sống", có thể điều khiển được. Với tên gọi dự án DragonflEye, cách làm ở đây là cho con chuồn chuồn đeo một chiếc "balo" ở sau lưng, tích hợp trên đó tấm năng lượng Mặt Trời để thu thập năng lượng. Đồng thời trong đó còn tích hợp cả hệ thống dẫn đường và điều hướng, liên kết hoạt động với con chuồn chuồn bằng kỹ thuật di truyền quang học (optogenetic). Khi đó, các nhà nghiên cứu sẽ gởi lệnh điều khiển tới chiếc balo, "lái" hệ thần kinh của con chuồn chuồn để bắt nó di chuyển theo ý muốn.
Được biết trước đây người ta cũng nhiều lần tìm cách điều khiển từ xa các loại côn trùng sống, tuy nhiên các cách tiếp cận chủ yếu là can thiệp vào cơ bắp của chúng. Ngược lại, lần này tác động trực tiếp vào hệ thần kinh của con vật. Để có thể điều khiển được hệ thống thần kinh này, nhóm nghiên cứu tại viện y học Howard Hughes đã tìm cách can thiệp vào tế bào thần kinh, cho chúng thêm khả năng phản ứng với ánh sáng bằng cách chèn thêm gen tự nhiên có trong đôi mắt. Với các gen này, công cụ optogenetic trong chiếc balo trên lưng con chuồn chuồn sẽ dùng các xung ánh sáng đề kích thích vào tế bào thần kinh nhạy sáng, từ đó điều khiển nó di chuyển.

Từ trả lời của Wheeler có thể thấy hiện kỹ thuật này vẫn còn trong giai đoạn rất sơ khai nhưng nếu thành công sẽ có vô vàn những ứng dụng thực tiễn. Thử nghĩ nếu bạn biến một con chuồn chuồn thành hệ thống giám sát siêu nhỏ trong an ninh, quân đội hoặc biến thành những cỗ máy thụ phấn cho nông nghiệp, mọi chuyện sẽ dễ dàng và công nghiệp hơn rất nhiều. Mặt khác, không chỉ có chuồn chuồn mà bằng cách tương tự, người ta còn có thể tạo ra những con ong, ruồi,… lai robot hoạt động theo ý con người.