Header ads

Header ads
» » Mắt kính tự điều chỉnh tiêu cự dựa vào tầm nhìn của người dùng, người già nhìn xa nhìn gần đều rõ

kính thông minh bởi nó sử dụng những thấu kính lỏng với khả năng tự động điều chỉnh độ nét theo tầm nhìn của người dùng. Nhờ đó những người có mắt bị lão có thể nhìn xa lẫn nhìn gần một cách rõ nét mà không cần tháo kính ra, đeo kính vào hoặc sử dụng tròng 2 trong 1 vốn đầy phiền toái.

Chiếc mắt kính được phát triển bởi Carlos Mastrangelo, giáo sư điện tử và kỹ sư máy tính tại Đại học Utah dựa trên chính những khó khăn mà ông mắc phải khi đôi mắt của ông lão hóa ở tuổi 50. Ở độ tuổi này, ông bắt đầu gặp phải vấn đề thị lực mà nhiều người khác đều bị: không thể nhìn gần.

Giải pháp xưa giờ là đeo một cặp kính lão khi muốn đọc sách hoặc nhìn những vật ở gần. Tuy nhiên, vấn đề năm ở chỗ là nếu muốn nhìn xa một cách bình thường thì phải bỏ kính ra. Điều đó sẽ càng rắc rối hơn nếu như Mastrangelo đang chạy xe bởi khi bỏ kính để nhìn xa phía trước thì ông sẽ không thể nhìn xuống dưới bảng đồng hồ hoặc màn hình GPS.

Giờ đây với chiếc kính thông minh có khả năng tự điều chỉnh độ hội tụ, Mastrangelo và những người bị lão hóa sẽ không cần phải tháo kính ra và đeo kính vào mỗi khi muốn thay đổi tầm nhìn. Chiếc kính làm điều đó như thế nào? Hóa ra bên trong chiếc kính là một cảm biến đo khoảng cách nằm ở cầu nối giữa 2 tròng kính. Cảm biến này sử dụng ánh sáng hồng ngoại để đo lường khoảng cách giữa kính với vật thể. Sau khi đo, cảm biến sẽ gởi tín hiệu về bộ điều khiển để điều chỉnh độ cong của thấu kính lỏng.

kinh_tu_thay_tieu_cu_Tinhte_1.JPG
Bằng cách điều chỉnh độ cong của thấu kính, tiêu cự của kính cũng sẽ thay đổi. Đây cũng chính là quá trình mà mắt người bình thường thay đổi tiêu cự khi nhìn các vật thể ở các khoảng cách khác nhau. Nếu bạn còn trẻ, các thấu kính của mắt bạn vẫn còn linh hoạt nên có thể dễ dàng thay đổi độ cong, cho phép bạn có thể nhìn được vật ở rất xa lẫn ở rất gần. Tuy nhiên khi gài thì các thấu kính bắt đầu cứng lên nên sẽ khó điều chỉnh hơn.

Bằng cách trên, chiếc kính có thể thay đổi tiêu cự dựa vào tầm nhìn của người đeo. Được biết chiếc kính mất khoảng 14 mili giây để thay đổi tiêu cự. Ở nguyên mẫu hiện tại thì chiếc kính cần xài điện và sạc 1 lần dùng được 24 giờ. Thiết kế hiện tại của chiếc kính vẫn còn khá cồng kềnh nhưng Mastrangelo và các đồng nghiệp của ông đang phát triển một nguyên mẫu "nhẹ hơn, mỏng hơn, đẹp hơn và khả năng vận hành tốt hơn."

Hơn thế nữa, phiên bản tiếp theo của chiếc kính còn được tích hợp thêm các cảm biến theo dõi mắt và camera đo độ sâu không gian, từ đó giúp chiếc kính có thể xác định chính xác hơn mắt người đeo đang nhìn ở điểm nào. Tất nhiên, thêm nhiều tính năng đồng nghĩa với nhu cầu năng lượng cũng tăng lên, đòi hỏi nhóm phải tìm được công nghệ pin phù hợp để đảm bảo độ gọn nhẹ của chiếc kính.

Mastrangelo cho biết sản phẩm cuối cùng có thể ra đời sau 2 - 3 năm nữa và có giá dự kiến vào khoảng 500 - 1000 đô la. Mặc dù có giá hơi cao nhưng Mastrangelo tin rằng phát minh này là hoàn toàn hữu ích đối với rất nhiều người: "Chiếc kính mắt của chúng tôi có thể bù đắp thị lực của người lớn tuổi, cho phép cuộc sống họ được thuận tiện hơn nhiều so với hiện nay, giúp họ lúc nào cũng nhìn được những hình ảnh sắc nét rõ ràng."

Tham khảo Theverge
 

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn