Botulinum là một loại độc tố thần kinh gây ra ngộ độc thịt, được xếp vào danh sách những loại chất độc nguy hiểm nhất từng được biết tới trên thế giới. Nó được sản sinh ra bởi chủng vi khuẩn Clostridium butyricum và Clostridium baratii - loại vi khuẩn gram dương, có thể tìm thấy trong đất từng, trầm tích của ao hồ, dòng chảy và cả trong đường ruột của một số loại động vật, cá. Đáng sợ hơn, chủng vi khuẩn này sinh trưởng trong môi trường yếm khí với nồng độ oxy thấp, thí dụ như trong thực phẩm đóng hộp, các vết thương sâu hoặc trong đường ruột.
Chất ngộ độc thịt Botulinum - một trong những chất độc nhất từng được biết tới
Độc tố do vi khuẩn sản sinh ra bản chất là một loại protein chứa kẽm có tác dụng phá xa các loại protein có liên quan tới hoạt động giải phóng acetylcholine vào các khớp nối thần kinh vận động. Các nhà khoa học xếp Botulinum vào nhóm các độc tố có hoạt tính mạnh, thời gian tác dụng cực nhanh. Ước tính cho thấy chỉ cần 1 gram tinh thể Botulinum, dù nuốt hay hít, vẫn có thể giết lên tới 1 triệu người. Tuy nhiên, biện pháp đầu độc trên diện rộng bằng Botulinum vẫn chưa thể khả thi và đạt tới hiệu quả như thế bởi một số vấn đề về mặt cơ chế kỹ thuật.

Độc tố Botulinum có thể được dung nạp qua dạ dày lẫn đường hô hấp, còn qua da thì không. Ước tính cho thấy liều lượng gây chết người 91kg vào khoảng 0,9-1,2 microgram/kg theo đường hít hoặc xấp xỉ 90 microgram/kg theo đường nuốt bằng miệng. Triệu chứng ngộ độc có thể xảy ra sớm nhất sau 2 tiếng từ khi trúng độc hoặc muộn nhất là 8 ngày sau đó. Ở dạng tinh thể, Botulinum có màu trắng, ở dạng dung dịch, nó là một chất lỏng không màu, không mùi và không vị. Do bản chất là một loại protein nên loại độc tố này khá nhạy cảm với nhiệt và sẽ bị phá hủy tại nhiệt độ trên 80 độ C trong 10 phút.
Dù bản thân chất độc không thể tồn tại khi nấu kỹ thức ăn nhưng các bào tử của vi khuẩn thì có một lớp vỏ bảo vệ kháng nhiệt, có thể tồn tại qua nhiệt độ cao trong thời gian dài. Các nhà khoa học cho rằng phần lớn các vụ ngộ độc Botulinum là do ăn thức ăn không được nấu kỹ, thí dụ như đồ hợp, thức ăn ô nhiễm hoặc những loại rau củ quả sống. Dựa vào những kháng nguyên cụ thể mà người ta chia Botulinum thành 4 type là A, B, E và F, tương ứn với những tác động khác nhau đối với cơ thể người. Trong đó type C và D là nguyên nhân ngộ độc chủ yếu cho thú và chim.
Ba botulinum loại A (Botox, Dysport và Xeomin) và một botulinum loại B (Myobloc) còn là thành phần chính của một số loại mỹ phẩm giảm nếp nhăn hoặc dùng để điều chế các loại thuốc đau nửa đầu, ra mồ hôi quá nhiều. Về tác dụng làm giảm nếp nhăn. Sau khi tiêm một một dung dịch cực loãng của Botox vào trong cơ, tín hiệu thần kinh làm cơ co lại sẽ bị chặn, từ đó tạm thời làm suy yếu cơ bắp, qua đó giúp làm phẳng các nếp nhăn hoặc giảm các cơn đau do co thắt.
Triệu chứng ngộ độc thịt? 
Bởi tác dụng chính của ngộ độc thịt là liệt cơ nên những dấu hiệu cơ bản và đầu tiên nhất sau khi trúng độc chính là sụp mi mắt, giảm thị lực, nhìn mờ hoặc hoa mắt, miệng khô, nói không lưu loát và khó nuốt. Nếu không được chữa trị kịp thời, các triệu chứng liệt cơ sẽ ngày càng trầm trọng hơn tại các vị trí tay, chân, cuối cùng là toàn thân, từ đó khiến khả năng thở bị ảnh hưởng,… Trẻ em sau khi ngộ độc thịt sẽ có các triệu chứng bỏ ăn, ngủ lịm, hôn mê, khóc yếu và các hoạt động cơ bắp suy giảm. Một triệu chứng khác có thể xuất hiện ở trẻ bị ngộ độc thịt là táo bón. Nếu không được chữa trị kịp thời, triệu chứng liệt sẽ ngày càng trầm trọng hơn và cuối cùng, hậu quả tất yếu là tử vong.
Chữa trị ngộ độc thịt như thế nào? 
Trừ phi biết được những nguyên nhân rõ ràng, thí dụ như bệnh nhân đã ăn thực phẩm bị hư hỏng, ô nhiễm, bằng không các bác sĩ không loại trừ khả năng nhầm lẫn triệu chứng với đột quỵ hoặc Bệnh Lyme (một chứng nhiễm trùng do vi khuẩn thuộc chi Borrelia gây ra). Nếu được phát hiện sớm và khi đã xác định là ngộ độc thịt, các bác sĩ có thể cố gắng chữa trị bằng thuốc giải độc hoặc đôi khi là dùng kháng sinh. Nếu thuốc giải độc được dùng trước khi liệt hoàn toàn, thời gian điều trị sẽ được rút ngắn do các dây thần kinh vận động có thể được cứu và phát triển lại. Dù vậy, bệnh nhân vẫn phải có sự hỗ trợ từ các cơ sở y tế, thí dụ như dùng máy trợ thở trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng trước khi tình trạng liệt được chữa trị hoàn toàn. Trong một số trường hợp, các triệu chứng yếu cơ hoặc thở gấp có thể kéo dài nhiều năm.
Dùng Botulinum như một loại vũ khí hóa học 
Từ sau vụ 11/9 và lá thư lây bệnh than vào năm 2001, vấn đề các phần tử khủng bố dùng các độc chất hóa học luôn được giới chức nhiều nước quan tâm. Và Botulinum luôn thuộc hàng tốp trong danh sách những tác nhân dùng làm vũ khí hóa học bởi tính chất cực độc của nó. So với loại độc mùi hạnh nhân nổi tiếng Natri xyanua (anh em Conan chắc không còn lạ gì) thì Botulinum độc hơn từ 50 tới 100 lần. Mặt khác, loại vi khuẩn sản sinh ra chất độc lại rất dễ nuôi cấy nên từ đó cũng đễ sản xuất Botulinum trên quy mô vũ khí với lượng lớn.
Tuy nhiên, Nga và Mỹ đều đã từ bỏ việc sử dụng Botulinum do nó không có hiệu quả về mặt vũ khí như bệnh than hoặc đậu mùa. Trên thực tế, việc vũ khí hóa một loại tác nhân sinh học là việc làm cực kỳ khó khăn và phức tạp. Đặc biệt vào giai đoạn cuối của quá trình vũ khí hóa, người ta phải tìm được cách biến chất độc thành dạng có thể được bảo quản nhưng dễ phát tán khi cần thiết. Dù vậy vẫn không loại trừ khả năng loại chất độc này bị lợi dụng bởi các đối tượng khủng bố nhằm thực hiện hành vi xấu.
Tham khảo (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (9), (10)