Huawei Mate 20/20 Pro và 20 X mới thì điều mình thấy Huawei tự hào nhất có lẽ là con SoC Kirin 980. Vi xử lý này có nhiều cái đầu tiên và nó cũng đóng vai trò là bộ não, trái tim của dòng Mate 20 mới. Vậy so với Kirin 970 cũng như một số SoC cao cấp phổ biến khác của Qualcomm hay Samsung thì nó liệu có thể so sánh ngang ngửa? Mình đã benchmark nhanh bộ đôi Mate 20 và Mate 20 Pro, cả 2 đều dùng Kirin 980 và cũng chỉ là máy mẫu nhưng ít nhất có được hình dung cơ bản về sức mạnh của con SoC này.
Kirin 980 do HiSilicon sản xuất và nó được mệnh danh là con SoC đầu tiên được sản xuất trên tiến trình 7 nm dành cho thiết bị di động. Ngoài ra, Kirin 980 cũng là con SoC đầu tiên sử dụng các nhân Cortex-A76 mới nhất của ARM và cũng là SoC đầu tiên được trang bị đến 2 nhân xử lý AI gọi là NPU (Neural Processing Unit). Về phần mạng di động thì con Kirin 980 cũng là con đầu tiên hỗ trợ LTE Cat.21 với tốc độ cao hơn đáng kể so với Cat.18 trên Snapdragon 845. Nói chung là quá trời những cái đầu tiên và Huawei cần có nó để tạo lợi thế cạnh tranh cũng như duy trì DNA truyền thống của dòng Mate đó là trang bị những công nghệ tốt nhất mà hãng có tính đến thời điểm nó ra mắt.
Lần này với Kirin 980, nó tiếp tục có 8 nhân nhưng thiết lập các nhân có phần khác biệt so với thế hệ Kirin 970 cũng như các dòng SoC dùng nhân ARM Cortex khác với 2 nhân super core ARM Cortex-A76 chạy ở xung tối đa đến 2,6 GHz, 2 nhân larger core ARM Cortex-A76 chạy ở xung tối đa 1,92 GHz và 4 nhân tiết kiệm điện ARM Cortex-A55 chạy ở xung 1,8 GHz.
Cortex-A76
Với 2 nhân xung đến 2,6 GHz thì anh em có thể hình dung mức xung này ngang ngửa với xung cơ bản của 1 con Intel Core i đa nhân đời mới hay xung tối đa của một con Pentium thế hệ trước vốn dùng trên laptop hay desktop. Cortex-A76 cũng là con át chủ bài của ARM nhằm hướng đến thị trường mới là những chiếc máy tính luôn kết nối (Always Conencted PC) và dự kiến sẽ được Qualcomm khai thác với thế hệ Snapdragon 1000.
Thực ra Cortex-A76 có thể đạt xung tối đa 3 GHz nhưng theo cách thiết kế của HiSilicon trên Kirin 980 thì nó chạy ở các mức xung 2,6 GHz và 1,92 GHz. Cũng giống như CPU Intel hay AMD, xung cao đi kèm với điện áp cao và TDP cao, nếu như Kirin 980 có 4 nhân Cortex-A76 3 GHz thì chắc chắn một điều nó sẽ nóng và ăn rất nhiều điện, thiết kế chật hẹp của một chiếc điện thoại sẽ khó có thể đáp ứng khả năng tản nhiệt cho nó. Vì vậy việc chia 2 nhân siêu mạnh, 2 nhân mạnh vừa sẽ hợp lý hơn bởi nó sẽ có mức tiêu thụ điện năng nhiều mức khi xung 1,92 GHz của 2 nhân A76 sẽ tiêu thụ điện năng vừa phải trong khi 4 nhân 1,8 GHz tiêu thụ điện năng thấp nhất và dĩ nhiên 2 nhân 2,6 GHz sẽ ăn nhiều điện nhất.
4 nhân Cortex-A76 đều có bộ đệm L2 512 KB mỗi nhân và cả 8 nhân sẽ chia sẻ chung một đệm L3 DSU 4 MB, gấp đôi dung lượng so với Kirin 970. Còn nếu so với Snapdragon 845 thì 4 nhân Cortex-A75 tuỳ biến thành Kryo 385 Gold mỗi nhân chỉ có bộ đệm L2 256 KB cũng như chia sẻ bộ đệm L3 DSU 2 MB.
Cortex-A55 là các nhân xử lý tầm trung, tiết kiệm điện năng và nó cũng được nhiều SoC sử dụng như dòng Snapdragon 670, 640, 460 với các nhân Kryo 385 Silver hay Kryo 360 Silver tuỳ biến. Trên Kirin 980 thì nó có xung tối đa 1,8 GHz ngang ngửa với xung của Kryo 385 Silver trên Snapdragon 845. Các nhân này có bộ đệm L2 128 KB mỗi nhân và cũng dùng chung bộ đệm L3 DSU 4 MB. Một dòng SoC nữa dùng nhân Cortex-A55 là dòng Exynos 9810 của Samsung được trang bị trên dòng Galaxy Note 9, S9, S9 …
LPDDR4X-2133
Ngoài việc sử dụng các nhân mới thì Kirin 980 cũng là một trong những con SoC đầu tiên hỗ trợ loại RAM LPDDR4X với xung thực 2133 MHz - cao hơn so với mức 1866 MHz mà Snapdragon 845 hỗ trợ hay 1794 MHz của Exynos 9810. LPDDR4X-2133 cho băng thông cao hơn đáng kể bởi 2133 x2 cho tỉ lệ truyền tải đến 4266 MT/s trên mỗi pin.
Mỗi đế chip LPDDR4X sẽ có 2 kênh 16-bit và điều này có nghĩa nếu một hệ thống có 2 đế thì nó sẽ có 64-bit độ rộng bus - tương tự độ rộng bus của DDR4 trên máy tính với CPU hỗ trợ kênh đôi. Khi được kết nối với một con SoC 64-bit như Kirin 980 hay Snapdragon 845 thì hệ thống sẽ cung cấp băng thông cao nhất có thể trên lý thuyết. Băng thông vẫn tính theo công thức truyền thống là: "Tỉ lệ truyền X độ rộng bus / 8-bit" và dĩ nhiên nó còn tuỳ thuộc vào xung nhịp thực tế của vi điều khiển bộ nhớ.
Mali-G76 MP10:
Dù số lane xử lý trên mỗi engine tăng gấp đôi nhưng mức điện năng tiêu thụ lại giảm so với đời G72 nếu cho chạy cùng một tác vụ. ARM cho biết G76 sẽ cải thiện 30% điện năng tiêu thụ so với G72 trên cùng một tiến trình xử lý.
Ngoài ra con Kirin 980 còn có nhiều thứ mới khác như 2 x NPU dành riêng cho các tác vụ AI, 2 x ISP để tăng tốc độ xử lý của camera lên 46%, giảm độ trễ 36% và tiết kiệm pin hơn 23% so với thế hệ Kirin 970. Một cái nữa là tích hợp mạng 4.5 G với LTE Cat.21 cho tốc độ tải về đế 1400 Mbps hay 175 MB/s cũng như tốc độ tải lên là 200 Mbps hay 25 MB/s. Những cái này mình sẽ tìm cách test riêng cho anh em xem trong một bài khác còn:
Giờ thì mời anh em xem cuộc đua giữa những chiếc máy gồm Huawei Mate 20 Pro/Mate 20 với Kirin 980 vs Sony Xperia XZ2, HTC U12 với Snapdragon 845 vs đại diện Exynos 9810 là Samsung Galaxy Note 9 và một đại diện dùng Kirin 970 đời trước là Honor Play. Những kết quả dưới đây sẽ phần nào cho anh em thấy sức mạnh xử lý của Kirin 980 so với những đối thủ vừa nêu.
Cũng cần phải nói là sự giúp sức của LPDDR4X-2133, mình test băng thông của bộ nhớ này trên Mate 20 Pro và so sánh với 3 mẫu máy đại diện cho các mức LPDDR4X-1866 như Sony XZ2 và LPDDR4X-1794 như Note 9 thì kết quả băng thông của LPDDR4X-2133 khi thực hiện bài test Geekbench 4 đa nhân đến 23,5 GB/s, cao hơn đáng kể so với các mẫu máy còn lại.
PCMark for Android bài test Work 2.0 cho thấy hiệu năng tổng thể của Kirin 980 trên Mate 20 Pro và Mate 20. Work 2.0 bao gồm nhiều bài test mô phỏng các tác vụ thực tế như lướt web, xem phim, chỉnh sửa ảnh, xuất video và chơi game. Mate 20/20 Pro đạt trên 7500 điểm nhưng vẫn thua kém khá nhiều so với những chiếc máy chạy Snapdragon 845.
Mate 20 Pro.
Xperia XZ2.
Note 9.
Kiểm tra biểu đồ xung và nhiệt thì mình thấy Kirin 980 chạy PCMark Work 2.0 không khai thác tối đa hiệu năng của con SoC này. Mình nghĩ là do cơ chế quản lý điện năng bởi với những tác vụ nặng thì nó vẫn chạy ở mức xung (màu xanh da trời) điều dưới 1,2 GHz, ít khi kéo lên trên 2 GHz trong khi đó Snapdragon 845 vẫn có thể kéo liên tục lên mức xung trên 2 GHz. Chiếc Note 9 với Exynos 9810 cũng gặp tình trạng tương tự nhưng xung vẫn cao hơn so với Kirin 980. Mình nghĩ PCMark vẫn chưa tối ưu hoá tốt cho SoC này, cần cập nhật để chạy max hiệu năng. Nhiệt độ của các SoC này khi chạy PCMark đều dưới 40 độ C.
Còn đây là 3DMark với bài test Sling Shot OpenGL, Mali-G76 MP10 của Kirin 980 đạt 3500 điểm, nhỉnh hơn Mali-G72 MP12 của Exynos 9810 và thua kha khá so với Adreno 630. Thật sự khá là khó để lý giải sự chênh lệch này bằng những con số nhưng có thể nói Adreno 630 vẫn là con GPU mạnh nhất trong giới SoC cho di động. Nó không chỉ mạnh nhờ bí quyết về kiến trúc xử lý của Qualcomm mà nó còn được tối ưu tốt với hầu hết các tác vụ benchmark cũng như game.
Còn tiếp ...!
Kirin 980 trên Mate 20/20 Pro có gì hay? So với SoC cao cấp khác ra sao?
Kirin 980 tiết kiệm điện hơn 58% so với Kirin 970 và 32% so với Snapdragon 845. Tương tự hiệu năng cũng cao hơn 75% so với Kirin 970 và 37% so với Snapdragon 845. Dù vậy đây vẫn là những con số do HiSilicon đưa ra, vẫn cần phải test thực tế. Các nhân super core của Kirin 980 có xung tối đa 2,6 GHz, vẫn thua 200 MHz so với các nhân Kryo 385 Gold của Snapdragon 845. Thêm nữa với các tác vụ cần 4 nhân mạnh thì Kirin 980 có thể sẽ không đạt được hiệu năng cao như Snapdragon 845 bởi cả 4 nhân Kryo 385 Gold trên con SoC này sẽ chạy đồng tốc 2,8 GHz (tối đa) còn 4 nhân Cortex-A76 của Kirin 980 sẽ bị "so le" về xung với 2 nhân 2,6 GHz và 2 nhân 1,92 GHz.
Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: https://www.youtube.com/channel/UCOxeYcvZPGf-mGLYSl_1LuA/videos
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
