
Được biết ngôi trường thí điểm chiếc vòng trên là ở Thượng Hải và đang được dùng cho học sinh lớp 5. Nó hoạt động bằng một sự kết hợp phức tạp giữa phần cứng có điện cực (1 cái ở trước trán và 2 cái sau 2 bên tai) theo dõi sóng não với thuật toán, bigdata và trí thông minh nhân tạo để dự đoán về mức độ tập trung của học sinh. Đầu mỗi ngày mới, học sinh sẽ bắt đầu đeo vòng vào, sau đó được hướng dẫn nhắm mắt thiền một chút. Sau đó, trong quá trình học, chiếc vòng sẽ liên tục nhận diện sóng não và gởi về máy chủ.
Mức độ tập trung của học sinh cũng được chấm điểm và sau mỗi buổi học, nó được gởi ngay tới ứng dụng trên điện thoại phụ huynh để biết con em mình hôm nay đi học thế nào, có kém tập trung so với các bạn khác hay không (cái này chắc nhiều anh em học sinh sẽ sợ "con nhà người ta").
Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia thần kinh học thì những thiết bị EEG kiểu này thường chỉ được dùng trong các phòng thí nghiệm, nghiên cứu bởi các bác sĩ. Đồng thời việc vận hành khá phức tạp và chỉ một số cử động nhỏ cũng cỏ thể làm sai lệch kết quả. Do đó, hiện vẫn không rõ là mức độ chính xác của thiết bị đeo đầu học sinh là như thế nào?

Và chiếc vòng trên chỉ là một trong số nhiều sản phẩm công nghệ cao được áp dụng trong trường học. Họ còn thí điểm thử trang bị robot trong từng lớp học mầm non để theo dõi sức khoẻ và mức độ năng động của trẻ. Một số trường bắt học sinh phải mặc đồng phục có gắn chip để điểm danh, theo dõi vị trí xem có trốn học hoặc đi học đúng giờ hay không. Thậm chí có nơi còn gắn camera vào từng lớp học để xem học sinh có xài điện thoại di động không, có gian lận khi kiểm tra không,…
Tham khảo WSJ