
Một số khác biệt cơ bản giữa AirPods Pro và AirPods
- Có chống ồn chủ động và Transparent Mode
- Chống nước IPX4
- Hộp sạc không dây



Sự khác biệt lớn nhất ở bản Pro đến từ thiết kế in-ear, cụm micro ở mặt ngoài cũng như thay đổi nhỏ của cụm cảm biến bên trong. Bản Pro cũng có thân tai nghe ngắn hơn chút đi cùng case sạc nhỏ gọn

Apple loại bỏ phần lưới ở chân tai nghe trên phiên bản Pro, các chân sạc cũng có tiết diện nhỏ hơn


AirPods Pro cũng có sự thay đổi về số hiệu sản phẩm, cụ thể của case sạc là A2190 còn của 2 bên tai lần lượt là A2083 và A2084

Chấu sạc bên trong case tương tự như ở AirPods

Eartips của AirPods Pro được thiết kế đặc biệt và không giống với bất cứ phần còn lại nào của thế giới in-ear. Điều đó có nghĩa là nếu lỡ tay làm mất thì ae phải tốn 4$ cho mấy cặp eartips be bé xinh xinh này

iFixit khò nhẹ để làm nóng phần đầu tai nghe giúp việc tháo mở dễ dàng hơn

Sau khi khò thì chỉ cần nạy nhẹ là có thể tách được phần đầu của AirPods Pro ra

Không ngạc nhiên gì khi có keo ở quanh các khớp nối này vì nó cũng hiện hữu ở AirPods thường

AirPods Pro được trang bị viên pin nút áo thay vì pin dài dọc thân như ở AirPods. Pin do Đức sản xuất và khá giống với pin được dùng trên Galaxy Buds

Phần cáp kết nối cũng có một ít keo đòi hỏi rất cẩn thận mới có thể tháo rời ra được

Có thể dễ dàng nhìn thấy xung quanh viên pin là chất kết dính màu trắng. Theo iFixit chất này không tan trong cồn do đó họ đành phải cào phần này ra một cách thủ công.


Phần pin được kết nối với một sợi cáp được hàn chết và theo ifixit không dễ gì thay thế phần này

Phần nhựa này là khung để cố định driver và rất khó để tháo ra được

Sau khi nhấc phần driver ra chúng ta có thể dễ dàng quan sát được cụm micro được đặt trước driver giúp có thể đo âm thanh phản hồi và điều âm thanh theo ống tai của mỗi người

Phần voice coil, "trái tim" của driver

Quay lại phần sau của tai nghe, ae có thể thấy được một connector đồng trục nhỏ gọn dùng để kết nối chip H1 và những phần khác

Đây là cụm bao gồm amplifier và nhiều chip mà iFixit cũng không rõ là gì, có lẽ Apple đã trang bị thêm rất nhiều thứ để giúp AirPods Pro có thể chống ồn cũng như các tính năng khác như Transparent Mode hay Adaptive EQ.

phần board mạch này có kích thước rất nhỏ giúp AirPods Pro có nhiều không gian hơn so với AirPods

Mặc dù có thể dễ dàng tách phần chân ra tuy nhiên kiểu gì cũng sẽ để lại vết nạy ở đây

Tiếp tục mổ xẻ để xem cụm micro xử lý tiếng ồn

và đây là toàn bộ phần board mạch còn lại sau khi tháo hết ra khỏi vỏ nhựa

- Phần màu đỏ là cụm 2 micro
- Màu xanh: đây có thể là phần cảm biến cảm ứng lực

- Màu cam là phần ăng ten của tai nghe
- Màu vàng: đây là cụm mà như mình nói ở trên chưa chip H1, amplifier và nhiều chip khác

Tai nghe xem như xong, quay lại phần hộp sạc, cần phải giữ chặt mới có thể tháo mở case sạc ra được

Phần này cũng được cố định bằng keo, tuy nhiên nếu biết cách thì việc tháo ra cũng không quá khó khăn

Toàn bộ cả cụm bao gồm pin, board mạch được kết nối với nhau và dễ dàng kéo tụt ra ngoài

Đến phần bo mạch bên trong hộp sạc:
- L476MGY6 A5 - vi điều khiển của Apple
- Module sạc không dây của Broadcom mã hiệu 59356A2KUBG
- Màu vàng: Chip TI 97A4PQ1

Mặt sau: Màu xanh là IC nguồn sạc

Ifixit cũng không rõ đây là thành phần gì


Có 2 cell pin bên trong case cho tốc độ sạc nhanh hơn so với AirPods (1.98Wh so với 1.52 Wh). Cổng lightning tất nhiên lúc nào cũng có thể dễ dàng thay thế nếu bị hư

Đây là toàn bộ lòng ruột của AirPods Pro, ae có thể thấy được rất nhiều chi tiết được kết nối với nhau tỉ mỉ và gia cố thêm bằng keo. Không có gì ngạc nhiên khi bản thân Apple cũng cho rằng AirPods Pro không thể sửa chữa mà chỉ có thể thay thế mà thôi. Giờ thì ae cũng hiểu được vì sao iFixit chấm điểm sửa chữa của AirPods Pro = 0 rồi đó
.

Theo IFIXIT