
Các thiết bị màn hình gập chỉ mới nở rộ trong thời gian gần đây, nhưng ý tưởng về việc mở rộng không gian màn hình của điện thoại mà không làm thiết bị to lên đã có từ lâu, với phương pháp "cổ điển" là sử dụng 2 màn hình trong một thiết bị. Có thể nói là màn hình kép chính là khởi đầu của màn hình gập ngày nay, vậy những thiết bị màn hình kép lúc ban đầu là thiết bị nào? Chúng ta hãy cũng điểm lại một chút.
Kyocera Echo

Debut vào năm 2011 với Android Gingerbread 2.3, trước cả khi Google chính thức hỗ trợ Android tablet với Honeycomb 3.0. Độc quyền của nhà mạng Sprint, thiết bị này có 2 màn hình 3,5 inch mỗi bên và không hỗ trợ 4G. Kyocera Echo có thiết kế bản lề khác thường, kéo dài đến giữa màn hình thứ 2 thay vì nằm giữa 2 màn hình giống như cuốn sách thông thường.

Tuy nhiên chiếc điện thoại này đã giới thiệu nhiều chế độ sử dụng được ứng dụng trong các thiết bị màn hình kép trong tương lai như chạy ứng dụng riêng biệt trên mỗi màn hình, hoặc một ứng dụng trải dài cả 2 màn hình, nhưng chỉ với các ứng dụng được hỗ trợ
ZTE Axon M

ZTE Axon M công bố khá phô trương tại Mỹ, trước khi chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu có ác cảm với các thiết bị cầm tay của các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng mạng Trung Quốc. Trông hơi giống 2 chiếc iPhone 5s ghép lại với nhau, màn hình chính nằm ở mặt trước, gập ngược bản lề để mở ra màn hình thứ 2.

Nó cũng hỗ trợ nhiều ứng dụng trên mỗi màn hình, có thể mirrow một ứng dụng trên 2 màn hình để dễ xem hơn bằng một nút nằm bên cạnh 2 nút điều hướng hệ thống của Android.
Sony Tablet P

Không phải tất cả các thiết bị màn hình kép chạy Android đều là điện thoại. Sony Tablet P, trình làng vào năm 2012, giống như là một bản thu nhỏ không có bàn phím của chiếc laptop màn hình rộng Vaio P. Thiết bị này có vỏ ngoài cong như vỏ sò, với màn hình nửa thân dưới có thể làm bàn phím cảm ứng hoặc gamepad để chơi game PlayStation.
Toshiba Libretto W105

Windows OS cũng có thiết bị màn hình kép từ những năm 2010, đó chính là Toshiba Libretto W105, với 2 màn hình 7 inch. Ra đời vào dịp kỷ niệm 25 năm công ty kinh doanh PC, W105 như một sự đổi mới tiên phong từ công ty Nhật Bản. Nhưng tuổi thọ pin kém và không tối ưu cho cảm ứng chính là những nhược điểm chí mạng của sản phẩm này.
Acer Iconia 6120

Vẫn là thiết bị màn hình kép chạy Windows, so với Toshiba W105, Acer Iconia 6120 có hình thức là một chiếc laptop nhưng thực tế hơn với màn hình phụ 14 inch dùng làm bàn phím có kích thước gần với kích thước laptop tiêu chuẩn. Điều này giúp tăng tốc độ gõ, nhưng phản hồi xúc giác vẫn không tốt lắm. Màn hình LCD thứ 2 cũng góp phần làm tăng độ dày của thiết bị lên.
Một trong những thao tác cử chỉ thú vị của thiết bị này đó chính là tap 10 ngón tay vào màn hình phụ sẽ gọi ra bàn phím ảo. Tuy nhiên cũng như thiết bị của Toshiba, Iconia 6120 có thời lượng pin rất hạn chế khiến sức hấp dẫn của thiết bị bị giảm sút.
Kno

Đây là một cuốn sách kĩ thuật số. Với sách giáo khoa thông thường, nội dung được trải đều trên 2 trang, người học thường có xu hướng chú thích, nhận xét và chia sẻ nội dung mình đọc, tất cả lý do này đều rất lý tưởng cho thiết bị có màn hình kỹ thuật số này.
Mặc dù di động hơn nhiều so với ba lô chứa đầy sách giáo khoa, nhưng Kno lại chạy Linux, bên cạnh đó còn rất lớn và nặng. Kno có 2 màn hình lớn đặt cạnh nhau, hỗ trợ ghi chú, đánh dấu và chú thích trên màn hình, người dùng thậm chí còn có thể "đóng băng" một trang trên một màn hình, màn hình còn lại lật đến trang khác để tham khảo, so sánh.
Tiện ích là thế nhưng cuối cùng thiết bị đắt tiền này không bao giờ được bán ra, nhưng di sản của nó đã được Intel và Microsoft tiếp nối với chiếc laptop lai Surface Neo
Lenovo Yoga Book C930

Surface Pro có thể là chiếc tablet 2 trong 1 nổi tiếng nhất, nhưng ý tưởng ban đầu được triển khai với một thiết bị Yoga Book của Lenovo. Tuy nhiên khi chuyển sang chế độ tablet, Yoga Book C930 lại dày hơn nhiều so với các tablet thuần như iPad, vì vậy Lenovo đã thử nghiệm giảm độ dày của bàn phím của dòng Yoga Book sau này.
Thế hệ 2 đi kèm với màn hình E-ink ở màn hình phụ có thể hiện bàn phím ảo, chú thích các file PDF và các tác vụ khác nhưng không thể hiển thị giao diện Windows đầy đủ.
LG G8X ThinQ

Dù có thể không coi LG G8X ThinQ là một thiết bị màn hình kép đúng nghĩa, vì màn hình thứ 2 là một phụ kiện đi kèm với ốp lưng và cách các nhà mạng đóng gói thiết bị này khiến rất ít người biết nó còn có thêm một màn hình nữa. Tuy nhiên với hình thức màn hình thứ 2 như một option thế này vẫn có giá trị vì không làm nặng máy khi sử dụng đơn lẻ.
Surface Duo

Được xem như là sự kết hợp tinh túy giữa Microsoft và Google, Surface Duo chạy Android đánh dấu sự trở lại của Microsoft với smartphone và là "người anh em nhỏ con" của Surface Neo chạy Windows. Có Google Play nhưng Microsoft sẽ có một bộ ứng dụng riêng cho thiết bị này và đang phát triển các thao tác cử chỉ thích hợp cho các thiết bị màn hình kép khác chạy Windows 10X sau này.
Đây là bài sơ lược về các thiết bị màn hình kép từ trước cho đến nay, anh em có thích màn hình kép không hay thích màn hình gập như Galaxy Fold?, cái nào sẽ hữu ích hơn? chia sẽ ý kiến cho vui nhé

Tham khảo: https://www.zdnet.com/pictures/doubling-down-how-dual-screen-devices-have-unfolded/10/

Doubling down: How dual-screen devices have unfolded over the years 10 - Page 10 | ZDNet
Dual screens have been added to smartphones, tablets, and laptops through the years with some promising advantages. However, beyond a certain portable game console line, none have made the jump to the mainstream. - Page 10
zdnet.com