

Việc đo nhịp tim của Cá voi xanh, nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng thật ra thì khá là phức tạp. Để biết được nhịp tim của những con chim cánh cụt hoàng đế trước đó, nhóm nghiên cứu cần phải gắn một cảm biến có kích thước cỡ một con chim bồ câu lên những cá thể đang sống trong vùng nước băng tại vùng biển phía Nam bán cầu.
Cá voi xanh sinh sống ở đại dương với độ sâu dao động từ 33 tới gần 500 mét. Người ta cũng gắn lên người nó một thiết bị cảm biết có 4 giác mút để hút lên bề mặt da của nó. Hai trong bốn giác mút có điện cực dùng để đo điện tim. Lý thuyết là thế, tuy nhiên bề mặt da cá voi có nhiều chi tiết có thể làm bung các giác mút này và làm rớt cảm biến ra. Bên cạnh đó, không giống như những chú cá voi nuôi nhốt đã được thử nghiệm, cá voi hoang dã không lật bụng lên khi có sự hiện diện của con người, do đó nếu muốn thu thập lại dữ liệu, họ phải đợi cá voi bơi ngang qua một khu vực được đặt sẵn máy thu để nhận dữ liệu.
Kết quả thực tế làm cho các nhà khoa học bất ngờ vì dự đoán của họ cao hơn tới khoảng 30% tới 50% con số thực tế, đồng thời nhịp tim tối đa mà các nhà khoa học dự đoán lại thấp hơn so với thực tế. Khi trồi lên mặt nước để thở, nhịp tim đặt trung bình khoảng 30 tới 35 nhịp mỗi phút, còn khi lặn sâu xuống thì giảm mạnh còn 2-8 nhịp mỗi phút. Lý do là khi lặn sâu, nó cần tim đập chậm để phân bố oxy từ từ khắp cơ thể để đạt được hiệu quả hô hấp tối đa.
Sự chênh lệch giữa nhịp tim tối thiểu và tối đa của nó là gấp hơn 10 lần, trong khi con người chỉ khoảng 3 lần (60 - 200 nhịp mỗi phút). Chính điều này lý giải sẽ không có loài nào có thể tiến hoá to hơn cá voi xanh vì nếu có, nhịp tim của nó sẽ tăng không đủ để bơm máu nuôi khắp cơ thể.
Theo Smithsonianmag