


Khi Sugimoto tới New York vào năm 1974, đường phố ở đây rất nhiều chủ đề hút mắt: những bức tường graffiti sắc màu, những cư dân lo sợ vì tỉ lệ tội phạm gia tăng, hay thành phố Manhattan chứa đầy những thứ xa hoa người ta không thể với tới. Ông đã có ý định ghi lại những sự việc này nhưng vào lần ghé thăm Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ, kế hoạch này đã hoàn toàn thay đổi sang một hướng khác - một cảm hứng kéo dài đến tận sau này.
Tại đây, ông đã bị mê hoặc bởi những khung cảnh dàn dựng trong lồng kính: một đàn sư tử đang ăn thịt con ngựa vằn rồi để lại cho lũ kền kền và linh cẩu đang rình rập gần đó. Ông thấy sự tương đồng giữa cảnh tượng này và thành phố Manhattan kiểu mới và nghĩ rằng: "Wow, đây chính là New York." "Tôi chợt nhận ra rằng nếu nhắm một bên mắt lại tôi sẽ có một khung nhìn nhiếp ảnh. Máy ảnh chỉ có một lens duy nhất, nó tương đương với một con mắt. Vì thế nếu bạn nhắm một mắt lại, bạn sẽ mất cảm giác về chiều sâu và cảm nhận thực tại tốt hơn."


Ông bắt đầu ghi lại cảnh dàn dựng này cùng chiếc máy ảnh 35mm đang mang theo để nhận ra rằng, mình cần phải sử dụng một kĩ thuật khác để những con vật kia trông giống thật hơn. Và trước khi quay lại bảo tàng lần thứ hai, ông đã mua một chiếc máy ảnh large format 8x10 rất phức tạp về kĩ thuật được sáng chế vào thế kỷ 19 và không nhiều nhiếp ảnh gia đương đại sử dụng. Loại máy ảnh này giúp ông ghi lại được nhiều chi tiết hơn cho những bản in sau này.
Sugimoto biết mình không thể chụp những con vật nhồi bông từ phía trong khung kính và để loại bỏ hình ảnh phản chiếu từ những miếng kính này, ông đã trùm một mảnh vải đen lên chiếc máy chụp hình và phơi sáng, có những lúc ông phơi tới tận một giờ đồng hồ. Sau đó, ông tự tráng film tại nhà, sử dụng công thức được phát triển bởi nhiếp ảnh gia Ansel Adams của thế kỷ 20 để cho ra kết quả tốt hơn so với những phòng tối thương mại bên ngoài.



Cuối cùng, nhiếp ảnh gia quyết định chụp bộ ảnh "Dioramas" và tất cả những series sau này theo dạng tư liệu đen trắng. Theo ông, đen trắng có khả năng đánh lừa thị giác người xem so với ảnh màu.
Trong thời đại mà hình ảnh bị chỉnh sửa, thao túng khá nhiều bởi Photoshop, những tác phẩm của Hiroshi Sugimoto đã xoá nhoà ranh giới giữa những gì thực tế và những gì không thực tế như một lời nhắc nhở cho chúng ta, rằng kể cả khi mọi việc bằng con mắt của mình, chúng ta không cần phải hoàn toàn tin vào chúng. Ông đã thực hành nhuần nhuyễn, làm thủ công và sử dụng kĩ thuật của thế kỷ 19 nhưng đồng thời vẫn là một nghệ sĩ đương đại cùng với ý niệm trong tác phẩm của mình, khiến người xem phải tự hỏi lại về nhận thức của bản thân trước mọi sự việc.
"Nếu bạn tin những cảnh vật này là thật, mắt của bạn chắc chắn là có vấn đề." - Ông cảnh báo người xem.








Mời anh em xem video để hình dung rõ hơn về cách Hiroshi Sugimoto thao tác với chiếc camera 8x10 của mình

Tham khảo ArtandObject