
Theo tổng hợp thì nếu tính từ năm 2010 đến giờ số tiền người ta đã bỏ ra cho các lời cầu xin chữa trị bệnh nan y bằng đủ kiểu điều trị lên đến hơn 650 triệu đô rồi. Vấn đề ở đây là có 1 số không nhỏ đã rơi vào những dự án chưa được chứng thực hay nguy hiểm hơn là có dấu hiệu phạm pháp. Ví dụ như các liệu pháp điều trị sử dụng tế bào gốc chưa được chứng minh có hiệu quả và đã bị FDA cấm và cả Google khóa toàn bộ những tài khoản có quảng cáo thì ở GoFundMe vẫn tồn tại như không. Cũng tương tự với những lời kêu gọi tẩy chay tiêm vaccine vẫn có cái còn tồn tại trên đây. Nếu tính theo khoảng thời gian ngắn hơn thì chỉ trong vòng 1 năm từ tháng 11/2017 đến 11/2018 các chiến dịch gọi vốn để làm các thủ thuật thần kinh bằng tế bào gốc đăng tải trên trang web này đã thu về hơn 5 triệu đô và được chia sẻ đến hơn 200,000 lượt trên các mạng xã hội.
Đã có nhiều chỉ trích về việc GoFundMe dù biết có các chiến dịch gọi vốn kiểu vậy nhưng vẫn lờ đi, điều này dấy lên lo ngại trang web này không chú trọng vào việc xác thực thông tin và cứ để cho các thông tin sai lệch như vậy tồn tại, làm cho những người đang mang trọng bệnh bị rối, dẫn đến đặt niềm tin và tiền bạc vào nhầm chỗ. Thêm nữa bất cứ 1 chiến dịch gọi vốn nào trên GoFundMe, bất kể đã được hay chưa được kiểm chứng đều là cơ hội để cho trang web này kiếm tiền bởi mỗi 1 lần ủng hộ thì người dùng có lựa chọn có tip cho GoFundMe hay không, với mức mặc định là 10% số tiền họ ủng hộ. Có thể đây là lý do họ để mặc không quá thắt chặt các dự án kiểu này.
Trả lời cho những băn khoăn này người phát ngôn của GoFundMe cho biết họ có các cách riêng để liên hệ với các chuyên gia và tổ chức y tế nhằm hiểu được các tác động của những chiến dịch kiểu đó lên khách hàng của mình như thế nào. Nhưng chốt hạ tất cả vẫn tùy vào cộng đồng mạng sẽ quyết định tiến hành quyên góp hay không. Và khi quả bóng trách nghiệm đã được đẩy sang cho người dùng thì rõ ràng người tạo sân chơi như GoFundMe sẽ không phải chịu quá nhiều trách nghiệm nữa...
Tham khảo The Hastings Center