
Lợi nhuận gia tăng trong tháng 10 vừa qua, sau khi công ty khai trương nhà máy ở Trung Quốc và nhận được hàng trăm ngàn đơn đặt cọc mẫu bán tải Cybertruck. Ngoài ra, doanh số đầy lạc quan của mẫu Tesla Model 3 cùng với những tín nhiệm về các vấn đề môi trường cũng được cho là yếu tố thúc đẩy tín hiệu tốt nói trên. Theo ước tính của Forbes, với tình hình kinh doanh này, tài sản ròng của giám đốc điều hành Elon Musk hiện rơi vào khoảng 26,1 tỷ USD.

Cái tên Tesla được nhắc đến nhiều hơn bao giờ hết kể từ năm 2016, khi hãng tung ra Model 3 với mức giá vô cùng dễ chịu cho một chiếc xe điện. Nhưng từ đó đến nay, hãng cũng trải qua không ít thăng trầm. Tesla bắt đầu cho người dùng đặt hàng chiếc Model 3 vào khoảng tháng 4/2016, thậm chí ngay trước khi nó được giới thiệu chính thức. Vào thời điểm đó, công ty nhận được hơn 180.000 đơn hàng Model 3 chỉ trong vòng 24 giờ, và một tuần sau đó, con số này đã tăng lên mức 325.000, hứa hẹn mang về cho Tesla số tiền lên đến 14 tỷ USD.
Mặc dù thu được tín hiệu đầy lạc quan vào giai đoạn đầu, song không ít hoài nghi cho rằng Tesla sẽ không thể đáp ứng nổi mục tiêu sản xuất lượng xe khổng lồ này trong một thời gian ngắn. Và thực tế đúng là như vậy. Cuối tháng 7/2017, Tesla tổ chức lễ giới thiệu Model 3 và bàn giao những chiếc xe đầu tiên cho khách đặt hàng trước. Tính đến ngày 28/7/2017, công ty chỉ mới giao được 30 chiếc Model 3. Điều này trái ngược hoàn toàn với những gì công ty cho biết trước đó rằng họ có thể ráp được hàng nghìn xe mỗi tuần, khiến cho Tesla rơi vào khủng hoảng, cổ phiếu giảm sút,…
Tháng 10 năm ngoái, Tesla cho biết họ đã ráp được 100.000 xe, chiếm khoảng 20% đơn hàng mà họ nhận được cho đến thời điểm này. Tuy không được như kỳ vọng, nhưng đó là một cột mốc quan trọng và nó cũng giúp Tesla trở thành công ty có tốc độ sản xuất xe điện nhanh nhất trong ngành công nghiệp ô tô. Với việc khai trương thêm nhà máy và nhận được nhiều ưu ái từ thị trường Trung Quốc, Tesla có lẽ đang dẫn đi vào quỹ đạo ổn định và có tương lai tươi sáng hơn.
Nguồn: AutoBlog