
Điều kiện bài test:
- Pin iPhone 11 Pro Max báo yếu (20%), để nguội 30 phút - Sạc đầy pin Huawei Mate 30 Pro.
- Nhiệt độ môi trường phòng máy lạnh.
Tiến hành:

Đầu tiên, chiếc iPhone 11 Pro Max đã báo pin yếu (20%), còn chiếc Huawei Mate 30 Pro thì đã được sạc đầy 100%. Lúc này đang là 12:52.

Trong 5 phút đầu tiên thì chiếc 11 Pro Max đạt được 24% (tăng 4%) còn chiếc Mate 30 Pro vẫn còn 100% pin.

Phút thứ 30 chiếc 11 Pro Max đạt được 33% (tăng 9%) chiếc Mate 30 Pro giảm còn 82% (giảm 12%).

Phút thứ 60 chiếc 11 Pro Max đạt được 40% (tăng 7%) chiếc Mate 30 Pro giảm còn 67% (giảm 15%).
Dựa vào bài test trên, chúng ta có thể thấy trong khoảng 5 phút đầu tiên thì chiếc Mate 30 Pro sạc được cho chiếc 11 Pro Max là 4%, sau 30 phút là 13% và sau 60 phút là 20%. Trong khi đó chiếc Mate 30 Pro pin sụt giảm 0% trong 5 phút đầu (Do chảy sạc - Pin 100% thường sử dụng lâu hơn, từ các mức 99 trở xuống mới bị tụt đều), sau 30 phút là 18% và sau 60 phút là 33%.
Kết luận: Tính năng sạc ngược trên smartphone là một tính năng hay. Tuy nhiên nó chỉ là một biện pháp cứu cánh khi xung quanh bạn không có bất cứ một phụ kiện sạc nào và không thể xem tính năng này như các phương pháp sạc pin thông thường (Độ hiệu quả không cao 1 tiếng sạc được 20% pin và chiếc điện thoại share pin mất đi khoảng 38% pin). Không những thế do cả 2 chiếc điện thoại đều được làm bằng mặt lưng kính, chính vì thể khi để mặt lưng quay vào nhau để sạc sẽ có hiện tượng trơn, trợt không an toàn. Ngoài ra, mình nghĩ tính năng này khá hữu ích đối với các phụ kiện có dung lượng pin nhỏ (Tai nghe có tích hợp sạc không dây) vì các thiết bị này không có dung lượng pin quá lớn như các chiếc điện thoại và vô cùng tiện lợi.
Còn các bạn nghĩ sao? Có bạn nào có suy nghĩ hay chia sẻ gì về tính năng sạc ngược này? Hãy để lại bình luận phía bên dưới để cùng thảo luận nhé.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. ~