
Thông qua các bức tranh, quá trình thay đổi trong phương thức săn bắt động vật của con người được tái hiện lại một cách chân thật trên tường đá. Đây cũng được cho là bằng chứng sớm nhất về cách kể chuyện qua hình vẽ của con người ở thời đại trước. Các nhà khoa học luôn cố gắng xác định khả năng của con người thông qua các vật liệu mà thời đại đó sử dụng.

Theo trang web Sulawesi, nội dung các bức hoạ trên tường khác với những gì được tìm thấy trước đó trong các hang động khác ở Indonesia. Những bức tranh được truyền đạt dưới dạng tượng hình, khung cảnh tái hiện đứt quãng không có chủ đề bao quát, dường như ở thời đại này hình ảnh về các sinh vật thần thoại hay các vị thần vẫn chưa xuất hiện. Với những điều này, những bức hoạ vừa được tìm thấy tiếp tục thay thế Châu Âu trở thành bằng chứng về cách kể chuyện lâu đời nhất được tìm thấy. Trong nghiên cứu cũng nói thêm, các tác phẩm hội hoạ này đã vượt qua bức tranh hình người đầu mèo có niên đại 40.000 được tìm thấy ở Đức trước đó.

Nhiều phương pháp phân tích, xác định niên đại được áp dụng lên các bức hoạ nhằm tạo ra một tổng thể hoàn chỉnh về thời đại đó. Nhưng khó khăn nằm ở việc một số bức hoạ đã bị mai mòn và làm sao để có thể nghiên cứu mà không làm tổn hại đến những tác phẩm này. Bức vẽ nằm trên các tường đá gồ ghề, được bao phủ bởi nhiều lớp cát, bùn từ nhiều thiên niên kỷ. Các nhà khoa học đã lấy những mẫu đá trong hang, nghiền nhỏ và tiến hành đem xác định niên đại của mẫu vật. Bức hoạ được xác định có tuổi đời ít nhất 43.900 năm, tuy nhiên rất khó để nói chắc chắn bởi điều kiện các mẫu đá không cho phép áp dụng nhiều phương pháp phân tích.
Theo popularmechanics