
Poecilia vivipara là tên của loài cá thuộc họ cá sóc (Guppy), đây cũng là họ loài cá 7 màu mà chúng ta thường nuôi kiểng. Các nhà nghiên cứu sinh học đã phát hiện rằng chú cá nhỏ bé đáng yêu này có thể bơi hàng trăm kilômét từ vùng sinh sống sang một lục địa khác.
![]()
Nhà sinh vật học Waldir Berbel-Filho phát hiện tại quần đảo núi lửa Fernando de Noronha nổi tiếng cách Brazil hơn 321 km có loài cá Poecilia vivipara này. Sau đó anh ta liền nghiên cứu và thấy rằng loài cá sóc ở đảo này trùng DNA và cùng giống với loài sống tại Brazil, và bản chất loài họ cá sóc này chỉ sống và sinh sản nhiều ở vùng nước ngọt trên các vùng sông suối tại Brazil. Như vậy có thể chúng đã bơi hơn 321 km từ vùng đất liền Brazil sang quần đảo Fernando de Noronha với một sức bền phi thường đối với một loài cá nhỏ bé này.
Từ vùng nước ở đất liền ra đến ngoài quần đảo thì có rất nhiều dòng hải lưu chảy, như vậy những con cá sóc nhỏ bé phải bơi qua các dòng hải lưu, thậm chí chúng sẽ sinh sản luôn trên đường bơi, các con non cũng sẽ trôi dạt theo và hình thành giống cá sóc tại quần đảo Fernando de Noronnha cho đến ngày nay.
Tuy nhiên, các nhà sinh thái học National Geographic vẫn khó hiểu vì sao cá có thể bơi được xa đến hơn 300 km như vậy, mặc dù bản chất chúng vẫn sống được trong môi trường nước biển. Có giả thiết đặt ra rằng mùa mưa lớn gây lũ lụt từ các vùng sông, suối, thì sẽ cuốn trôi ra biển rất xa, nên rất có thể những con cá sóc này được "dịch chuyển" bởi nguyên nhân này.
Vào thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ II, quần đảo Fernando de Noronha là nơi lính Mỹ đóng quân, vì có quá nhiều muỗi nên lính Mỹ đã phải mang theo cá sóc từ vùng KwaZulu-Natal đến đây để thả vào hồ. Vì sở dĩ cá sóc là loài rất thích ăn lăng quăng và muỗi. Nên người ta cho rằng giống cá sóc tại Fernando de Noronha tồn tại cho đến bây giờ.
![]()
Nhà sinh vật học Waldir Berbel-Filho vẫn tiếp tục nghiên cứu về gen của loài cá này để tìm ra manh mối rõ ràng rằng cá sóc có thực sự bơi xa như vậy hay không. Anh vẫn có lập trường rằng việc cá sóc xuất hiện tại đảo xa như vậy không đơn thuần từ việc lũ lụt cuốn trôi hay việc giống cá từ Thế Chiến II.
Ngày nay cá sóc có mặt phổ biến ở mọi nơi trên thế giới, chúng sinh sản rất nhanh, dễ sống, dễ nuôi, đặc biệt trong những hồ cá kiểng thì không thể thiếu đi cá sóc.
Theo National Geographic
Khóa đào tạo Power BI phân tích báo cáo để bán hàng thành công
KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PYTHON TỪ CƠ BẢN ĐẾN CHUYÊN NGHIỆP