
Khi xưa xài Windows XP thì mình thường dùng PowerToys để "nghịch" các chức năng, tiện ích mới hay tùy biến giao diện hệ điều hành (anh em chắc còn nhớ TweakUI hay Xmouse). Bộ công cụ PowerToys sau đó vẫn có thể cài và chạy trên Vista, Windows 7 nhưng Microsoft ngưng phát triển và PowerToys cũ không còn chạy được trên Windows 10. Đến gần đây thì dự án PowerToys được tái khởi động và những bản build đầu tiên của PowerToys đã được phát hành trên GitHub. Tải về tại đây!
Có gì hay trên PowerToys?
Hiện tại với bản 0.15.2 này thì PowerToys đã được tích hợp 3 công cụ gồm: FancyZones, PowerRename và Shortcut Guide.
FancyZones:
![]()
Là một tính năng cho phép bạn chia khu vực trên màn hình để làm việc đa nhiệm tốt hơn. Nó tương tự như khi bạn kéo thả cửa sổ ứng dụng vào cạnh hay góc màn hình để hiển thị 2 cửa sổ cùng lúc song song với nhau hay 4 cửa sổ mỗi cái 1/4 màn hình. FancyZones hay hơn khi nó cho phép bạn tùy biến layout hiển thị cũng như số lượng cửa sổ ứng dụng muốn hiển thị một cách khoa học hơn.
![]()
Nhấn nút Edit zones, bạn có thể chọn Templates có sẵn như hình, nhấn hay - để tăng số lượng cửa sổ ứng dụng muốn hiển thị cùng lúc. Với những chiếc màn hình phân giải cao và không gian hiển thị lớn thì tính năng này sẽ cực kỳ hữu ích. Chẳng hạn như anh em cần phải quản lý nhiều camera cùng lúc, kéo cùng lúc nhiều tài khoản game, theo dõi giá vàng, chứng khoán mỗi sàn 1 cửa sổ.
![]()
Kích hoạt FancyZones mặc định sẽ là tổ hợp Windows ` (anh em có thể tùy biến lại theo ý).
Thao tác sử dụng FancyZones tương tự như khi anh em gắp thả cửa sổ ứng dụng, chỉ khác chút là sẽ cần nhấn giữ nút Shift khi đang gắp thả. Nếu không nhấn giữ thì các cửa sổ ứng dụng sẽ được chia theo kiểu cũ.
Ngoài ra bạn có thể bật tắt các thiết lập để tăng trải nghiệm sử dụng FancyZones. Chẳng hạn như
Override Windows Snap … - Khi bật thì FancyZones sẽ thay thế cho tính năng Windows Snap tức là tính năng chia cửa sổ mặc định của Windows khi anh em dùng tổ hợp Windows phím mũi tên.
Keep windows pinned to multiple desktops - Giữ cho các cửa sổ ứng dụng luôn nằm tại một khu vực nhất định khi gắp thả cửa sổ ứng dụng đó giữa các desktop.
Mời anh em tự vọc thêm nhé.
PowerRename:
Đây là tính năng mình thường xuyên xài nhất trên Windows khi nói về quản lý file. Để đặt tên lại hàng loạt các file thì ngay trong File Explorer, bạn có thể chọn một loạt file và đặt tên cho file đầu tiên, các file tiếp theo sẽ giữ nguyên tên đó và thêm số thứ tự vào. Tuy nhiên tính năng đặt tên này quá cơ bản, PowerRename sẽ nâng cao hơn rất nhiều:
![]()
Bạn sẽ có thể tìm các ký tự hay tên của một loạt các file và đặt lại bằng tên khác. Bạn cũng có thể đặt lại đồng loạt phần đuôi mở rộng của tập tin, lựa chọn có ngoại lệ tập tin hay thư mục, thư mục con, thêm số thứ tự … Thường thì để có được tính năng đặt lại tên nâng cao kiểu này, bạn sẽ phải tìm đến các tiện ích thứ 3 cài thêm cho File Explorer hay dùng các công cụ quản lý file chuyên nghiệp hơn như SpeedCommander, WinNC, TotalCommander ….
Trong phần thiết lập của PowerRename thì anh em có thể bật tắt tính năng ghi nhớ thiết lập đặt tên cũ sau mỗi lần sử dụng, tự động hoàn thiện hay gợi ý các tên đã từng tìm và đặt lại, cho tính năng PowerRename hiển thị trong menu chuột phải hoặc nằm trong menu riêng khi nhấn bằng tổ hợp Shift chuột phải.
Shortcut Guide
![]()
Khi nhấn giữ nút Windows thì một bảng hướng dẫn dùng tổ hợp phím sẽ hiện ra. Đây là một tiện ích nhỏ giúp bạn làm việc với Windows hiệu quả hơn. Chẳng hạn như bạn có thể làm quen với tổ hợp Windows số để mở nhanh các ứng dụng đang ghim trên Taskbar, Windows I để mở Settings, Windows E để mở File Explorer …
Khóa đào tạo Power BI phân tích báo cáo để bán hàng thành công
KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PYTHON TỪ CƠ BẢN ĐẾN CHUYÊN NGHIỆP