
Lenovo ra mắt dòng ThinkBook và định vị nó nằm giữa ThinkPad và IdeaPad. Đây là dòng laptop dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ để trang bị hàng loạt. ThinkBook 15 là phiên bản lớn nhất với màn hình 15,6", sở hữu cấu hình khá tốt với vi xử lý Intel Core i thế hệ 10 (Comet Lake) và GPU rời AMD Radeon. Mình giới thiệu nhanh về chiếc máy này dưới đây để anh em dễ hình dung.
Những chiếc máy ở phân khúc SMB này có vẻ ngoài đơn giản, lịch sự và tối ưu cho tác vụ văn phòng. Chiếc ThinkBook 15 cũng vậy, nó có vẻ ngoài hao hao IdeaPad S nhưng dòng chữ ThinkBook và logo Lenovo đặt ở các mép máy khiến nó dễ nhận dạng.
![]()
Vỏ màu xám, nắp máy và bệ máy bằng nhôm, phần còn lại vẫn là nhựa, chất lượng chế tạo ổn, không có cảm giác ọp ẹp. Trọng lượng của phiên bản ThinkBook 15 này khoảng 1,85 kg, dày 19 mm. Cảm giác cứng cáp và đằm tay là thứ cần có trên một chiếc máy doanh nghiệp bởi ít nhiều nó mang lại cảm giác bền bỉ.
![]()
Bản lề máy nằm 2 bên và thiết kế chìm, cảm giác mở khá cứng và góc mở tối đa 180 độ. Góc mở màn hình phẳng là một đặc điểm thường thấy trên những chiếc laptop văn phòng doanh nghiệp bởi người dùng sẽ có thể dễ dàng chia sẻ nội dung với nhau thay vì phải xoay lại.
![]()
Đáy máy cũng có ton màu xám và là một khối nhựa cứng liền mảnh ốp lên. Feet cao su lớn nâng đáy máy lên đáng kể để tăng hiệu quả tản nhiệt.
![]()
Cũng từ đáy máy chúng ta có thể thấy 2 loa đặt ở mép 2 bên hướng xuống. Âm thanh phát ra sẽ cộng hưởng với bề mặt để đạt âm lượng lớn hơn.
![]()
Về cổng kết nối, chiếc ThinkBook 15 có rất nhiều cổng kết nối cả mới lẫn cũ. Như ở cạnh trái này là các cổng LAN (RJ-45) có nắp che, HDMI 1.4b, USB 3.1 Gen1 (USB-A) và kế đến là USB 3.1 Gen1 (USB-C) và USB 3.1 Gen2 (10 Gbps) (USB-C) - cổng này có băng thông lớn hơn, hỗ trợ trình xuất DisplayPort và có luôn tính năng PowerDelivery để sạc. Như vậy chiếc máy này dùng cục sạc USB-C tiêu chuẩn, chúng ta có thể dễ dàng mượn cục sạc của MacBook hay các loại máy tương tự để chữa cháy.
![]()
Cổng âm thanh 3,5 mm 2 trong 1 và 2 đèn tín hiệu Power và Pin ngoài cùng. Cái lỗ tròn có dấu mũi tên cong đó là để kích hoạt tính năng Recovery trong trường hợp máy gặp lỗi.
![]()
Bên cạnh phải, nhìn qua thì chúng ta vẫn có một cổng sạc đặc trưng của Lenovo. Như vậy máy này vẫn có thể dùng sạc thường nhưng việc trang bị sẵn cổng USB-C hỗ trợ sạc thì cổng này trở nên khá là thừa. Tiếp theo là một cổng USB 3.0 (USB-A) và khe đọc thẻ SD full-size.
![]()
Có một chiếc nắp ở đây, đây cũng là thứ mình cực thích trên chiếc ThinkBook 15 này bởi bên trong chiếc nắp là một cổng USB 2.0 và nó được thiết kế dành cho receiver của chuột. Những chiếc receiver giờ dù đã nhỏ hơn xưa nhiều nhưng nó vẫn lồi ra đôi chút và dễ rơi mất nếu lỡ tháo ra. Vậy nên cách tốt nhất để giấu nó đi là khiến nó ẩn bên trong máy như vậy, cắm vào và quên.
![]()
Nội thất của chiếc ThinkBook 15 tựa như dòng IdeaPad. Thiết kế phím dạng chữ U quen thuộc, layout phím full-size có phím số hợp với tác vụ văn phòng.
![]()
Layout này còn có rất nhiều nút chức năng riêng như điều khiển đa phương tiện và nhận/từ chối cuộc gọi Skype Business.
![]()
Cảm giác nhấn của bàn phím khá ổn, các phím có độ nẩy cao nhưng nếu so với ThinkPad hay IdeaPad dòng cao cấp thì nó vẫn thua một bậc.
![]()
Bàn rê trên máy khá lớn, đặt đối xứng với phím Space với cỡ 10,5 x 7,1 cm. Bàn rê dạng ClickPad có thể nhấn tại mọi vị trí trên bàn rê bằng 1 hoặc 2 ngón tay để kích hoạt chuột trái/phải. Bề mặt bàn rê khá mịn, hỗ trợ đa điểm tốt nhưng mình phát hiện ra là nó không sử dụng Microsoft Precision Touchpad driver nên thiếu đi một vài thao tác đa điểm và độ nhạy cũng thua đôi chút.
![]()
Phím nguồn nằm ở góc phải, tích hợp luôn cảm biến vân tay một chạm và tốc độ nhận diện của cảm biến này tương tự cảm biến vân tay trên smartphone. Quanh chiếc nút này có viền đèn LED khá là đẹp.
![]()
ThinkBook 15 có màn hình 15,6" với thiết kế viền mỏng 7,5 mm ở 2 bên, viền trên 12 mm và viền dưới 18 mm. Thiết kế viền này khiến chiếc máy 15,6" trông nhỏ hơn đáng kể, cảm giác giống 14" hơn. Viền trên đủ dày để tích hợp webcam và phiên bản mình đang trên tay có cả cửa trập để đóng mở webcam chống hack. Tính năng này đang ngày một phổ biến hơn trên những chiếc laptop doanh nghiệp.
![]()
Màn hình dùng tấm nền IPS, độ phân giải FHD (1920 x 1080 px) và nhìn qua mình nhận thấy độ sáng màn hình cao, tương phản khá tốt và màu sắc ở mức chấp nhận được bởi màu đỏ hơi nhạt tí. Nói chung ở tầm giá và phân khúc này thì khó mà đòi hỏi một chiếc màn hình IPS chất lượng cao hơn. Thực tế Lenovo còn bán ThinkBook với các tùy chọn tấm nền TN để giảm giá thành xuống mức tối đa đối với những doanh nghiệp muốn trang bị hàng loạt với chi phí thấp.
![]()
Về cấu hình, ThinkBook 15 đang là một trong những dòng máy sở hữu cấu hình mới với vi xử lý Intel Core i thế hệ 10. Phiên bản mình trên tay có cấu hình cao nhất với:
Với cấu hình này thì ThinkBook 15 có thể đáp ứng hầu hết các tác vụ văn phòng cũng như có thể giải trí nhẹ nhàng. Bản thân GPU rời Radeon 620 không quá mạnh nhưng ít ra nó vẫn ngon hơn GPU tích hợp UHD Graphics. Chi tiết hơn về hiệu năng thì mình sẽ dành trong bài đánh giá nhé.
- CPU: Intel Core i7-10510U (Comet Lake-U) 4 nhân 8 luồng, 1,8 - 4,9 GHz, 8 MB cache, 15 W;
- GPU: Intel UHD Graphics 620 AMD Radeon 620 (GCN 1.0) với 2 GB GDDR5;
- RAM: 16 GB DDR4;
- SSD: Intel Optane 512 GB SSD;
- Pin: 45 Wh;
- OS: Windows 10 Pro.
Giá của dòng ThinkBook 15 hiện tại mình thấy khoảng 15 triệu cho phiên bản chạy Core i5-10210U, 4 GB RAM và 256 GB SSD. Phiên bản max option như trong bài này mình không rõ giá bao nhiêu, khả năng sẽ tầm 20 triệu.
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
Khóa đào tạo Power BI phân tích báo cáo để bán hàng thành công
KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PYTHON TỪ CƠ BẢN ĐẾN CHUYÊN NGHIỆP