
Những khám phá gần đây trong việc nghiên cứu Mặt Trăng với các mẫu vật được thu thập từ sứ mạng Thường Nga của Trung Quốc và sứ mệnh Artemis III sắp tới của NASA có vai trò thay đổi phần nào sự hiểu biết của loài người về quá trình hình thành, tiến hoá địa chất va tiềm năng tài nguyên của vệ tinh này cho các cuộc thám hiểm trong tương lai.
Sự hình thành của Mặt Trăng đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học trong nhiều thế kỷ, dẫn đến nhiều giả thuyết khác nhau. Giả thuyết phổ biến nhất là giả thuyết Va Chạm Lớn (Giant Impact Hypothesis). Giả thuyết này cho rằng khoảng 4,5 tỷ năm trước, một thiên thể có kích thước bằng sao Hỏa, được gọi là Theia, đã va chạm với Trái Đất sơ khai. Vụ va chạm khổng lồ này đã phóng ra một lượng lớn mảnh vỡ vào quỹ đạo của Trái Đất, sau đó hợp lại để hình thành Mặt Trăng. Những mẫu vật được mang về từ Mặt Trăng ở sứ mạng Apollo và Luna của Liên Xô vào những năm 1970 cho thấy nhiều điểm tương đồng với đá trên Trái Đất. Điều này củng cố giả thuyết về nguồn gốc chung này.
Và với giả thuyết này, trong những ngày đầu, Mặt Trăng hoàn toàn là một đại dương magma nóng chảy. Khi magma nguội đi trong hàng trăm triệu năm, Mặt Trăng hình thành lớp vỏ và lớp manti bên dưới. Những hồ dung nham khổng lồ lấp đầy các miệng hố va chạm và tạo nên các vùng trũng Mặt Trăng, hay còn gọi là maria, trong tiếng Latin có nghĩa là "biển", trong khi các cao nguyên và vòm núi lửa vươn cao phía trên cho tới khi hoạt động núi lửa ngưng lại.
Giả thuyết Va chạm lớn là giả thuyết phổ biến nhất về sự hình thành của Mặt Trăng
Nguồn Gốc Của Mặt Trăng
Sự hình thành của Mặt Trăng đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học trong nhiều thế kỷ, dẫn đến nhiều giả thuyết khác nhau. Giả thuyết phổ biến nhất là giả thuyết Va Chạm Lớn (Giant Impact Hypothesis). Giả thuyết này cho rằng khoảng 4,5 tỷ năm trước, một thiên thể có kích thước bằng sao Hỏa, được gọi là Theia, đã va chạm với Trái Đất sơ khai. Vụ va chạm khổng lồ này đã phóng ra một lượng lớn mảnh vỡ vào quỹ đạo của Trái Đất, sau đó hợp lại để hình thành Mặt Trăng. Những mẫu vật được mang về từ Mặt Trăng ở sứ mạng Apollo và Luna của Liên Xô vào những năm 1970 cho thấy nhiều điểm tương đồng với đá trên Trái Đất. Điều này củng cố giả thuyết về nguồn gốc chung này.
Và với giả thuyết này, trong những ngày đầu, Mặt Trăng hoàn toàn là một đại dương magma nóng chảy. Khi magma nguội đi trong hàng trăm triệu năm, Mặt Trăng hình thành lớp vỏ và lớp manti bên dưới. Những hồ dung nham khổng lồ lấp đầy các miệng hố va chạm và tạo nên các vùng trũng Mặt Trăng, hay còn gọi là maria, trong tiếng Latin có nghĩa là "biển", trong khi các cao nguyên và vòm núi lửa vươn cao phía trên cho tới khi hoạt động núi lửa ngưng lại.

Giả thuyết Va chạm lớn là giả thuyết phổ biến nhất về sự hình thành của Mặt Trăng
Không có kiến tạo mảng hay thời tiết, những yếu tố duy nhất có thể làm thay đổi bề mặt lạnh lẽo, chết chóc của Mặt Trăng là các thiên thạch. Nhiều mẫu vật từ thời Apollo được phát hiện đã hình thành dưới nhiệt độ và áp lực cao do các vụ va chạm vào khoảng 3,9 tỷ năm trước, gợi ý rằng đã từng tồn tại một giai đoạn mưa thiên thạch dữ dội (Late Heavy Bombardment) rơi xuống Mặt Trăng.
Bên cạnh giả thuyết trên, những nghiên cứu mới đây, đặc biệt là nghiên cứu của giáo sư thiên văn học và vật lý Darren Williams tại Penn State, đã đề xuất một khả năng khác: Mặt Trăng có thể đã bị Trái Đất "bắt giữ" (Capture Theory) trong một cuộc gặp gỡ gần gũi giữa Trái Đất trẻ thông qua lực hấp dẫn. Tuy nhiên, giả thuyết này không giải thích được quỹ đạo gần tròn hay sự tương đồng về đồng vị giữa đá trên Mặt Trăng và trên Trái Đất. Một giả thuyết khác là phân hạch (Fission Theory) khi nó cho rằng Mặt Trăng từng là một phần của Trái Đất bị đẩy ra do lực ly tâm khi hành tinh quay nhanh. Nhưng lý thuyết này gặp khó khăn trong việc xác thực vì tốc độ quay cần thuyết quá cao và sự khác biệt hóa học giữa hai thiên thể.
Như vậy tới nay, giả thuyết Va chạm lớn vẫn được chấp nhận rộng rãi hơn với những bằng chứng khoa học và địa chất mà con người mang được từ Mặt Trăng trở về.
Những khám phá gần đây về Mặt Trăng
Những tiến bộ trong khám phá Mặt Trăng đã dẫn đến những phát hiện đột phá. Năm 2024, sứ mệnh Thường Nga 6 của Trung Quốc đã thành công trong việc thu thập được 1.935 gram vật liệu từ lưu vực Nam Cực-Aitken, phía xa của Mặt Trăng, bao gồm cả mẫu bề mặt và dưới bề mặt và mang chúng về Trái Đất. Phân tích những mẫu vật trên cho thấy các mảnh bazan núi lửa có niên đại 4,2 tỷ và 2,8 tỷ năm trước, làm nổi bật một giai đoạn hoạt động núi lửa kéo dài trên cả hai mặt của Mặt Trăng.

Sứ mạng Thường Nga của Trung Quốc có những đóng góp ý nghĩa về mặt khoa học nghiên cứu Mặt Trăng
Ngoài ra, những mẫu vật này có đặc điểm độc đáo hơn so với các mẫu từ mặt gần, chẳng hạn lớp đất ở mặt xa có lớp vỏ dày hơn và ít biển (maria) hơn, trong khi mặt gần chủ yếu là bazan núi lửa hay mật độ thấp hơn với cấu trúc xốp hơn. Bên cạnh đó, các mẫu vật từ Thường Nga 6 cho thấy nồng độ KREEP (kali, nguyên tố đất hiếm và phốt pho) thấp hơn, trong khi KREEP phổ biến hơn ở mặt gần. Sự bất đối xứng này có thể giải thích tại sao hoạt động núi lửa phổ biến hơn ở mặt gần.
Trước đó, sứ mạng Thường Nga 5 vào năm 2020 đã thu thập được những mẩu đá núi lửa có niên đại 2 tỷ năm tuổi. Đây là những mẫu vật trẻ nhất từng được tìm thấy trên Mặt Trăng. Phát hiện này thách thức niềm tin lâu nay rằng hoạt động núi lửa trên Mặt Trăng đã chấm dứt cách đây 3 tỷ năm. Cũng trong sứ mạng này, các hạt thủy tinh được tìm thấy trong mẫu đất cho thấy rằng hoạt động núi lửa có thể đã xảy ra gần đây nhất là cách đây 120 triệu năm. Điều này cho thấy trên Mặt Trăng vẫn có thể tồn tại một nguồn nhiệt cục bộ như các nguyên tố phóng xạ tồn tại dưới lòng đất.
Quảng cáo

Bản đồ địa chất Mặt Trăng được Trung Quốc công bố sau sứ mạng Thường Nga 5
Đồng thời, Tàu Quỹ Đạo Trinh Sát Mặt Trăng (Lunar Reconnaissance Orbiter - LRO) của NASA đã đóng vai trò quan trọng trong việc lập bản đồ các mỏ băng nước tại các cực của Mặt Trăng. Sự hiện diện của nước là một yếu tố thay đổi cuộc chơi, vì nó có thể hỗ trợ việc con người ........ Mặt Trăng trong tương lai bằng cách cách cung cấp các tài nguyên thuyết yếu như oxy và hydro cho nhiên liệu. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phát hiện ra được Helium-3, một đồng vị hiếm nhưng tồn tại khá nhiều trên mặt trăng và điều này có thẻ được sử dụng cho phản ứng tổng hợp hạt nhân nếu công nghệ khả thi được phát triển.
Hơn nữa, các sứ mệnh như Lunar Trailblazer dự kiến sẽ lập bản đồ chi tiết hơn về sự phân bố của nước trên Mặt Trăng. Dự kiến phóng vào năm 2025, sứ mệnh này sẽ nâng cao hiểu biết của chúng ta về nước trên Mặt Trăng, cung cấp thông tin cho các nỗ lực khám phá và định cư trong tương lai.
Điều này có ý nghĩa thế nào cho tương lai?
Sự quan tâm trở lại đối với việc khám phá Mặt Trăng đang mở đường cho những sứ mệnh tham vọng trong tương lai. Chương trình Artemis của NASA đặt mục tiêu thuyết lập sự hiện diện bền vững của con người trên Mặt Trăng vào cuối thập kỷ này. Artemis III, dự kiến xảy ra vào năm 2027, có kế hoạch đưa các phi hành gia hạ cánh gần cực nam của Mặt Trăng, một khu vực giàu băng nước và có nhiều điều thú vị về mặt khoa học. Sứ mạng này được kì vọng sẽ thu thập hơn 80 kg mẫu vật từ mặt trăng với sự đa dạng về địa chất để các nhà khoa học nghiên cứu. Ngoài ra, một mục tiêu quan trọng là nghiên cứu các trữ lượng băng nước trong các miệng hố luôn bị che khuất khỏi ánh sáng mặt trời, vốn có thể phục vụ làm tài nguyên nước uống, oxy và nhiên liệu tên lửa. Cuối cùng, các phi hành gia cũng sẽ tiến hành các nghiên cứu địa chất để hiểu rõ hơn về các quá trình hành tinh và tiềm năng tài nguyên trên Mặt Trăng.
Quảng cáo
Sứ mạng Artemis III được kì vọng phóng vào năm 2027 để nghiên cứu sâu hơn về Mặt Trăng
Các doanh nghiệp tư nhân cũng đang tham gia vào cuộc đua. Các công ty như Firefly Aerospace và Intuitive Machines đang phát triển các tàu đổ bộ và hạ tầng hỗ trợ cho cả hoạt động khoa học và thương mại trên Mặt Trăng. Những nỗ lực này đánh dấu sự khởi đầu của một nền kinh tế Mặt Trăng đang phát triển, với các triển vọng từ khai thác tài nguyên đến du lịch.
Hợp tác quốc tế cũng là một nền tảng quan trọng cho các nỗ lực Mặt Trăng trong tương lai. Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) và các đối tác toàn cầu khác đang đóng góp vào các dự án như Lunar Gateway, một trạm vũ trụ dự kiến quay quanh Mặt Trăng, sẽ đóng vai trò là trung tâm cho các sứ mệnh đến bề mặt Mặt Trăng và xa hơn nữa.
Như vậy, Mặt Trăng vốn từng được coi là đã chết, là một thế giới tĩnh lặng và cằn cỗi, đang tự tiết lộ mình là một thực thể năng động với lịch sử phong phú và triển vọng tương lai đầy hứa hẹn. Khi các nỗ lực khám phá ngày càng gia tăng, Mặt Trăng đang trở thành tâm điểm của các sứ mệnh không gian quốc tế, đơn cử như sứ mạng Artemis của NASA cùng với nhiều quốc gia khác đang tích cực tham gia vào cuộc đua khám phá hành tinh này.
Nguồn: [1][2][3][4]
==***==
==***==
Nơi hội tụ Tinh Hoa Tri Thức - Khơi nguồn Sáng tạo
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
---
Khóa học Hacker và Marketing từ A-Z trên ZALO!
Khóa học Hacker và Marketing từ A-Z trên Facebook!
Bảo mật và tấn công Website - Hacker mũ trắng
KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PYTHON TỪ CƠ BẢN ĐẾN CHUYÊN NGHIỆP
Khóa học Lập trình Visual Foxpro 9 - Dành cho nhà quản lý và kế toán
Khóa học hướng dẫn về Moodle chuyên nghiệp và hay Xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp tốt nhất hiện nay.
Khóa học AutoIt dành cho dân IT và Marketing chuyên nghiệp
Khoá học Word từ cơ bản tới nâng cao, học nhanh, hiểu sâu
Khóa học hướng dẫn sử dụng Powerpoint từ đơn giản đến phức tạp HIỆU QUẢ Khóa học Thiết kế, quản lý dữ liệu dự án chuyên nghiệp cho doanh nghiệp bằng Bizagi Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng Power Query trong Excel
Khóa học Lập trình WEB bằng PHP từ cơ bản đến nâng cao
Khóa học "Thiết kế bài giảng điện tử", Video, hoạt hình kiếm tiền Youtube bằng phần mềm Camtasia Studio Khóa học HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ VIDEO CLIP CHO DÂN MARKETING CHUYÊN NGHIỆP HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ QUẢNG CÁO VÀ ĐỒ HỌA CHUYÊN NGHIỆP VỚI CANVA Hãy tham gia khóa học để trở thành người chuyên nghiệp. Tuyệt HAY!😲👍
GOOGLE SPREADSHEETS phê không tưởng Hãy tham gia khóa học để biết mọi thứ
Khóa học sử dụng Adobe Presenter-Tạo bài giảng điện tử
Để thành thạo Wordpress bạn hãy tham gia khóa học Khóa học sử dụng Edmodo để dạy và học hiện đại để thành công ==***== Bảo hiểm nhân thọ - Bảo vệ người trụ cột Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: congnghe.hocviendaotao.com
Tham gia nhóm Facebook
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
Bảo mật và tấn công Website - Hacker mũ trắng
KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PYTHON TỪ CƠ BẢN ĐẾN CHUYÊN NGHIỆP

Khóa học AutoIt dành cho dân IT và Marketing chuyên nghiệp
Khoá học Word từ cơ bản tới nâng cao, học nhanh, hiểu sâu
Khóa học hướng dẫn sử dụng Powerpoint từ đơn giản đến phức tạp HIỆU QUẢ
Khóa học Thiết kế, quản lý dữ liệu dự án chuyên nghiệp cho doanh nghiệp bằng Bizagi
Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng Power Query trong Excel
Khóa học Lập trình WEB bằng PHP từ cơ bản đến nâng cao
kiếm tiền Youtube bằng phần mềm Camtasia Studio
Khóa học HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ VIDEO CLIP CHO DÂN MARKETING CHUYÊN NGHIỆP
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ QUẢNG CÁO VÀ ĐỒ HỌA CHUYÊN NGHIỆP VỚI CANVA
Hãy tham gia khóa học để trở thành người chuyên nghiệp. Tuyệt HAY!😲👍
GOOGLE SPREADSHEETS phê không tưởng
Hãy tham gia khóa học để biết mọi thứ
Khóa học sử dụng Adobe Presenter-Tạo bài giảng điện tử
Để thành thạo Wordpress bạn hãy tham gia khóa học
Khóa học sử dụng Edmodo để dạy và học hiện đại để thành công
==***==
Bảo hiểm nhân thọ - Bảo vệ người trụ cột
Tham gia nhóm Facebook
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
Nguồn: Tinh Tế